Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, áp dụng cho kỳ quyết toán lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2021 và thay thế Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của Bộ Tài chính.
Thông tư này quy định chi tiết việc thu, nộp vào ngân sách Nhà nước: Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (sau đây gọi là lợi nhuận còn lại) đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Cổ tức và lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế Nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập; Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thu vào ngân sách Nhà nước khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Thông tư số 85/2021/TT-BTC quy định chi tiết việc thu, nộp vào ngân sách Nhà nước gồm: Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Cổ tức và lợi nhuận được chia bằng tiền cho phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu.
Lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi trừ đi các khoản: Bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Trích Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ theo quy định; Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Các khoản phân phối, trích lập Quỹ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Theo đó, lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là lợi nhuận được xác định theo quy định pháp luật về kế toán sau khi trừ các khoản: Bù đắp lỗ năm trước; trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; các khoản phân phối, trích lập quỹ theo quy định.
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và quyết định chia cổ tức, lợi nhuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu nộp 100% vào ngân sách Trung ương đối với khoản lợi nhuận còn lại và cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Thu vào ngân sách Nhà nước đối với cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư
Bên cạnh xác định lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ, Thông tư còn quy định rõ thu vào ngân sách Nhà nước đối với cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách Nhà nước được xác định căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, tỉ lệ vốn góp của Nhà nước được Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên quyết định.
Phương án phân phối lợi nhuận sau thuế hàng năm tại doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại khoản 17 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.
Đối với cổ tức và lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách Nhà nước gồm: Số cổ tức, lợi nhuận tạm chia trong năm tài chính; Số cổ tức lợi nhuận của các năm trước được chia trong năm tài chính. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước có trách nhiệm nộp ngân sách Nhà nước phần cổ tức và lợi nhuận được chia cho cổ đông nhà nước.
Phân chia ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Ngoài các nội dung trên, Thông tư số 85/2021/TT-BTC quy định rõ việc phân chia ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu nộp 100% vào ngân sách Trung ương đối với khoản lợi nhuận còn lại và cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu nộp 100% vào ngân sách địa phương đối với khoản lợi nhuận còn lại và cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp vào ngân sách Nhà nước...
Cũng theo Thông tư số 85/2021/TT-BTC, việc khai, nộp và xử lý vi phạm về khai, nộp lợi nhuận còn lại, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp kê khai, nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế sau khi phát hành báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán.
Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm kê khai, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế sau khi có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Quyết định của Hội đồng thành viên.
Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng nộp lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 3 Thông tư này sau khi chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trường hợp lợi nhuận còn lại chưa nộp ngân sách nhà nước (nếu có) thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần lợi nhuận còn lại này vào ngân sách Nhà nước.
Xem thêm: Quy định việc thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Xem thêm: Cần chuẩn bị gì để nhanh chóng nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN?
Tuệ Minh
* Quý vị độc giả quan tâm, thắc mắc các vấn đề liên quan văn bản, chính sách mới, vui lòng email cho chúng tôi theo địa chỉ: toasoan@nguoiduatin.vn