Hiệp hội Guiness thế giới vừa xác nhận một chú hươu cao cổ 12 tuổi có tên là Forest hiện đang sinh sống trong sở thú Australia, ở Queensland là cá thể hươu cao cổ cao nhất thế giới. Cụ thế, khi đứng, Forest có độ cao hơn 5,7 mét.
Năm 2007, Forest được sinh ra ở sở thú Auckland tại New Zealand, khi Forest 2 tuổi, nó đã được chuyển đến sở thú Australia.
Nhân viên sở thú tiết lộ, để đo được chính xác chiều cao của Forest, những người chăm sóc trong sở thú đã phải tạo một cột mốc đánh dấu đặc biệt đặt gần hộp đựng cỏ khô trong khu nhà hươu cao cổ.
Sau đó nhóm nhân viên đã phải quay video lại để theo dõi quá trình phát triển của Forest và gửi tới tổ chức kỷ lục Guiness thế giới. May mắn khi tổ chức đã gật đầu và xác nhận kỷ lục hươu cao cổ cao nhất thuộc về Forest.
Trong suối thời gian ở sở thú Australia, Forest đã phối giống tạo ra 12 hậu duệ. Chắc chắn với bộ gen cao nổi bật, Forest sẽ tạo ra được những cá thể con cháu cao nổi bật đáng ngưỡng mộ.
Thông thường một con hươu cao cổ đực trưởng thành có chiều cao trung bình từ 4,6 đến 5,5 mét, hươu cao cổ sơ sinh thậm chí có chiều cao hơn cả người đàn ông trưởng thành 1,8 mét.
Cao như vậy, liệu hươu cao cổ có bị sét đánh hay không?
Tiến sĩ sinh học Gomes cũng lưu ý, những con vật cao như voi hay hươu cao cổ có thể trở thành nạn nhân của chớp ngang (side flashs) – trường hợp sét đánh vào một cái cây gần đó rồi bật sang đánh vào đầu con vật bên cạnh.
Mặc dù vậy, theo ghi nhận không có quá nhiều hươu cao cổ bị chết do sét đánh. Trái lại, chúng thường chết do bị tranh giành nguồn thức ăn, biến đổi khí hậu, hoặc bị giết bởi các loài thú săn mồi.
Một số nghiên cứu cũng quan sát thấy hươu cao cổ di chuyển quãng đường ngắn hơn đáng kể khi trời mưa so với khi trời khô, cho thấy chúng có thể đã điều chỉnh hành vi của mình để đối phó với thời tiết.
Nguyên Anh (Nguồn The Guinness World Records)