Hươu cao cổ là "quân sư" của trung tâm hàng không vũ trụ NASA

Hươu cao cổ là "quân sư" của trung tâm hàng không vũ trụ NASA

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 25/07/2019 11:00

Không chỉ có vũ điệu của riêng mình, hươu cao cổ còn là "quân sư" của trung tâm hàng không vũ trụ NASA.

Nghe có vẻ phi lý nhưng hươu cao cổ quả là một chuyên gia đặc biệt với NASA đấy!

Cộng đồng mạng - Hươu cao cổ là 'quân sư' của trung tâm hàng không vũ trụ NASA

Vì nhờ vào hươu cao cổ mà các nhà khoa học NASA đã tạo ra hệ thống tuần hoàn của chân không trong không gian.

Hươu cao cổ là loài động vật có thể học cách để đứng ngay lập tức sau khi sinh nhờ vào hệ tĩnh mạch ở chân phát triển nhanh chóng.

Khi nghiên cứu, NASA đã phát hiện ra nếu có thể giống hươu cao cổ thì các phi hành gia sẽ tồn tại trong môi trường không trọng lực một cách thoải mái.

Hay nói theo cách khác, khi ở trong không gian, các dòng chuyển máu trở nên khác biệt so với trạng thái bình thường, hệ thống tuần hoàn của chân không phải hoạt động để bơm máu trở lại khiến tĩnh mạch rơi vào trạng thái gần như không hoạt động và yếu đi, gây nguy hiểm cho con người khi quay trở về Trái Đất.

Sau khi NASA quan sát được điều này từ những chú hươu cao cổ, họ đã tạo ra thiết bị bao gồm một ống kín dán vào xung quanh thắt lưng của các phi hành gia và áp dụng lực chân không, khiến các tĩnh mạch ở chân mở rộng và quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường.

Với chiếc cổ dài quá khổ của mình, hươu cao cổ là một trong những loài động vật cao nhất thế giới tự nhiên.

Hươu cao cổ chỉ mất khoảng 1 -2 giây để nâng cái đầu của nó từ mặt đất lên tới độ cao khoảng 4,5 mét mà không bị rối loạn tiền đình.

Cộng đồng mạng - Hươu cao cổ là 'quân sư' của trung tâm hàng không vũ trụ NASA (Hình 2).

Nhà sinh lý học Graham Mitchell thuộc Đại học Wyoming nhận xét: "Nếu làm được điều này giống chúng, chắc chắn chúng ta ngất xỉu ngay lập tức".

Trên tạp chí Experimental Biology, Graham Mitchell cùng các cộng sự cho rằng một trái tim năng động, khỏe mạnh và huyết áp cao là điểm mấu chốt giúp hươu cao cổ không bị ngất xỉu hay chóng mặt.

Ở người hiện tượng thiếu máu não sẽ xảy ra khi chúng ta cúi xuống quá lâu sau đó đột ngột nhấc bổng, và hoàn toàn có thể bị hôn mê bất tỉnh nếu tình trạng này diễn ra liên tục.

Tuy nhiên, hươu cao cổ thì khác.

Cộng đồng mạng - Hươu cao cổ là 'quân sư' của trung tâm hàng không vũ trụ NASA (Hình 3).

Hươu cao cổ có một quả tim nặng khoảng 12 kg. Khi một con hươu cao cổ nâng đầu lên, các mạch máu trên đầu nó sẽ chuyển gần như toàn bộ máu lên não mà không tới các phần khác ở đầu như má, lưỡi hay da.

Cùng lúc đó lớp da dày của nó và một bó cơ kỳ lạ trong tĩnh mạch ngay lập tức bổ sung huyết áp cho tĩnh mạch để tĩnh mạch có thể mang máu từ đầu trở lại tim.

Khi hươu cao cổ cúi đầu, máu sẽ dồn về đầu và huyết áp sẽ tăng lên gấp đôi khiến chúng hoàn toàn hoạt động bình thường mà không thể xảy ra tình trạng thiếu máu não.

Điều này chứng tỏ, con người chưa phải là sinh vật cao cấp nhất, vẫn còn rất nhiều loài động vật có khả năng vượt xa con người vẫn đang tồn tại trong tự nhiên, dù chúng không có mắt mũi, tay chân hay đầu não giống như con người.

Nhờ vẻ bề ngoài thu hút và sức mạnh tiềm ẩn, loài hươu được coi là biểu tượng của nhiều hệ thống tín ngưỡng truyền thống ở châu Phi.

Một trong những tín ngưỡng kỳ lạ đó là điệu nhảy hươu cao cổ. Điệu nhảy này xuất hiện từ khi một người phụ nữ mơ thấy một con hươu cao cổ chạy trong mưa, móng guốc và tiếng chạy những giọt mưa tạo ra một giai điệu đặc biệt mà sau này được gọi là giai điệu hươu cao cổ.

Trong hàng thế kỷ, người Bushmen ở khu vực Kalahari đã sử dụng giai điệu này trong các điệu nhảy săn bắn của họ.

Minh Anh (Theo Mirror)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.