Indonesia sẽ chuyển hơn 100.000 công chức đến thủ đô mới

Indonesia sẽ chuyển hơn 100.000 công chức đến thủ đô mới

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 15/04/2022 16:00

Dựa trên độ tuổi, phần lớn công chức được chuyển đến thủ đô mới Nusantara của Indonesia là những nhân viên trẻ.

Có tổng cộng 100.023 người, bao gồm các công chức nhà nước (ASN) và nhân viên chính phủ (PNS) ở Jakarta và các khu vực xung quanh có thể được chuyển giao dần dần tới thủ đô mới (IKN Nusantara) của Indonesia ở Penajam Passer Utara, Đông Kalimantan.

Vụ trưởng Vụ Bộ máy Nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia, Prahesti Pandanwangi ngày 14/4 cho biết, việc chuyển giao công chức tới IKN Nusantara được thực hiện theo từng giai đoạn, bắt đầu từ 2024-2029.

Đối với giai đoạn ban đầu cho hồ sơ nhân khẩu học của các công chức sẽ chuyển đến thủ đô mới, có tổng cộng 100.023 người, bao gồm các quan chức Nhà nước, quan chức cấp cao ở Jakarta và các khu vực xung quanh có thể được chuyển giao dần dần.

Dựa trên độ tuổi, phần lớn ASN và PNS được chuyển đến IKN là những nhân viên trẻ. Cụ thể, nhóm công chức từ 30-39 tuổi chiếm 34,5%; từ 40-49 tuổi chiếm 28,8% và từ 50-60 tuổi chiếm 19,8%. Về giới tính, 54% công chức được chuyển giao là nam và 46% là nữ.

Chính phủ Indonesia cũng đã chuẩn bị cung cấp 4 điều kiện cho công chức, viên chức sẽ chuyển đến IKN, đó là nhà ở trong Khu vực chính của Trung ương tại IKN, phụ cấp đắt đỏ, chi phí di chuyển theo quy định hiện hành và bố trí cơ sở linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng công chức.

Năm 2019, Tổng thống Joko Widodo công bố “siêu dự án” trị giá hơn 35 tỷ USD để chuyển thủ đô từ Jakarta trên đảo Java sang khu vực Bắc Penajam Paser và một phần khu vực Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Chính phủ Indonesia quyết định đặt tên cho thủ đô mới của nước này là Nusantara.

Nusantara trong tiếng Indonesia nghĩa là “quần đảo”. Theo Bộ trưởng Suharso, mọi người dân Indonesia có lẽ đồng tình với tên thủ đô mới, bởi đây chính là từ mang tính biểu tượng lâu nay khi nhắc đến đất nước Indonesia với hàng vạn hòn đảo lớn nhỏ.

Việc chuyển thủ đô của Indonesia được đặt ra trong bối cảnh Jakarta đã trở nên quá tải dân cư và tốc độ chìm dưới mực nước biển ngày càng tăng.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kế hoạch dời đô của Indonesia sẽ phải kéo dài theo từng giai đoạn, bắt đầu từ năm 2022 đến năm 2045. Với diện tích hơn 256.000 ha, thủ đô mới của Indonesia được xây dựng theo mô hình "Thung lũng silicon", mang quy chế tỉnh tự trị và được chia thành 3 khu vực gồm: Vùng “lõi” hành chính dành cho các cơ quan chính phủ, khu vực thủ đô và khu vực thủ đô mở rộng.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, VOV)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.