Những dòng sản phẩm cũ gắn kèm hậu tố “S” (iPhone 3GS, iPhone 4S) hoành tráng bao nhiêu, thì iPhone 5S lại trở nên nhạt nhòa bấy nhiêu. Chữ “S” trong iPhone ..”S” thường được mọi người gọi với cái tên thân mật là “Speed” đối với iPhone 3GS, hay “Siri” với iPhone 4S. Còn với iPhone 5S thì sao, cho đến thời điểm này vẫn chẳng có ai xác nhận hậu tố “S” có ý nghĩa là gì, hay chỉ là một sản phẩm ăn theo các dòng sản phẩm trước, khi Apple đã hết khả năng sáng tạo “Giữ nguyên kiểu dáng, thay đổi cấu hình”? Vậy đâu là những điểm khiến người dùng phàn nàn về phiên bản thế hệ mới nhất của iPhone 5S, mời bạn cùng TechZ điểm lại:
Bộ xử lý A7 64-bit có gì đặc biệt?
Chip xử lý A7 - "Có tiếng mà không có miếng"
Cứ mỗi đợt ra mắt sản phẩm mới, hãng lại đặt mục tiêu lớn hơn dành cho BXL của mình, và A7 nhanh chóng trở thành tâm điểm của buổi sự kiện. Theo những gì hãng công bố, A7 chính là chip xử lý đầu tiên trên thế giới được thiết kế theo kiến trúc 64-bit. Ban đầu nghe qua, đã có nhiều người lầm tưởng đây sẽ là một “đột phá” mới đối với siêu phẩm iPhone 5S. Nhưng thực chất, nhân vật A7 chỉ “Có tiếng, mà không có miếng”.
Chip xử lý phụ M7 - "Gánh nặng của A7"
Tốc độ trên chip xử lý 64-bit ắc hẳn sẽ rất nhanh, thực thi “mượt mà” tất cả những game khủng nhất. Tuy nhiên hệ sinh thái Apple vẫn chưa bắt kịp với công nghệ chip xử lý 64-bit này, thì lấy đâu ra khả năng tối ưu nhất dành cho loại chipset trên? Thậm chí, nó cũng chẳng thể hoàn hảo khi dung lượng bộ nhớ RAM chưa đạt đến mức “thượng thừa” 4GB. Chưa kể đến việc đảm nhiệm thêm người thêm “người em” M7, mức độ tiêu tốn năng lượng của máy cũng sẽ tăng cao, dẫn đến việc nâng cấp dung lượng pin trên iPhone 5S cũng hoàn toàn vô nghĩa. Đồng ý là A7 sẽ nhanh hơn so với A6, tuy nhiên để mang đến cho người dùng một ấn tượng sâu đậm về loại chip 64-bit vào thời điểm này hầu như là “khó”.
Trung thành với kích thước 4-inch, độ phân giải tương tự sản phẩm cũ
Kích thước 4-inch, bây giờ thì quá nhỏ bé!
Việc nới rộng kích thước màn hình trở thành một việc cực kỳ khó khăn với Apple, khi hãng vẫn luôn tuân thủ theo nguyên tắc “vừa và gọn”. Chính bởi những yếu tố này, đã khiến iPhone 5S yếu thế hơn hẳn so với những bậc đàn em Android, khi kích thước phổ biến hiện nay lên đến tầm 5-inch. còn iPhone thì thậm chí “quá nhỏ bé”. Bất lợi trong cả việc trải nghiệm video, chơi game, đọc báo mạng, trong khi xu thế người dùng hiện nay lại nhắm đến những thành phần cốt lõi ấy? Và rồi iPhone 5S đang dần nhấn chìm Apple, khi công nghệ và kích thước màn hình của các hãng khác đang từng ngày phát triển.
Dung lượng pin có tăng, nhưng không đáng kể!
Dung lượng pin vẫn còn "chán"
Lại là một thất vọng lớn về iPhone 5S khi Apple bổ sung quá “ít” dung lượng pin, tăng từ 1440mAh lên 1570mAh. Theo kết quả được hãng công bố, 10h dành cho thời lượng gọi thoại liên tục với mạng dữ liệu 3G, 10h duyệt web với mạng tốc độ cao 4G LTE, 10h trải nghiệm tập tin video. Một kết quả tạm ổn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện nay. Và tất nhiên, điều này cũng chưa thể khẳng định tên tuổi của “siêu phẩm năm 2013”.
Dung lượng 64GB, vẫn còn thấp?
Dung lượng 64GB vẫn chưa đáp ứng tốt
Apple đã mở rộng dung lượng bộ nhớ cho thiết bị iPad 4 (2013) lên đến 128GB. Nhưng tại sao hãng lại không nâng cấp cho iPhone? Sẽ thật thoải mái với dung lượng “khủng” 128GB trên iPhone 5S, bạn sẽ tha hồ hơn trong việc lưu trữ video, game, nhạc, đặc biệt là phim, mà không phải lo đến vấn đề “thiếu” bộ nhớ. Chưa kể dung lượng của một tập tin video quay trên iPhone 5S trong khoảng thời gian dài đã ngốn rất nhiều tài nguyên của máy. Nếu cảm thấy chưa thật sự cần thiết vào thời điểm này, Apple cũng nên phát hành một ít mẫu iPhone 5S có dung lượng như vậy, để đáp ứng tốt được một số người dùng có nhu cầu cao trong việc giải trí.
Camera, camera và camera
Camera cũng chẳng mấy khá khẩm hơn
Vẫn 8-megapixels? Apple lấy lý gì để cạnh tranh với các siêu phẩm cameraphone hàng đầu như Lumia 1020, Samsung Galaxy S4 Zoom, Sony Xperia Z1? Sở hữu độ phân gải cảm biến tương tự người tiền nhiệm cũ, tức độ nét tấm hình vẫn chưa thật sự hoàn thiện, ít nhất là đối với siêu phẩm hàng đầu hiện nay của hãng. Còn bàn về những tính năng mới trên iPhone 5S? Những điều này thậm chí đã được hỗ trợ đầy đủ trên các thiết bị Android từ rất lâu, kể cả tầm trung cũng có.
Nhận diện vân tay: "Đâu có cần lắm?"
Nhận diện vân tay thì đâu có cần thiết
Công nghệ cảm biến dấu vân tay đó chính là điểm đáng chú ý nhất trên iPhone 5S, nhưng nhiều người lại cho rằng nó có phần “hoang phí”, khi không thật mang lại điều gì đó mới lạ hơn. Thực tế thì tính năng nhận diện này đã từng xuất hiện trên một số sản phẩm “đời cũ” như Motorola Atrix, hay Pantech GI100, …
Không còn đi trước thời đại, Apple lại là kẻ đứng sau cuộc chơi, và iPhone 5S sẽ là "của nợ" kéo hãng xuống vũng bùn của sự thất bại vào một ngày đó không xa.
Thu Hằng