Italia đã tán thành sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc hôm 23/3 - động thái này đã đưa quốc gia châu Âu trở thành thành viên đầu tiên của nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G7) tham gia dự án của Bắc Kinh.
Ngoài thỏa thuận Vành đai và Con đường, các doanh nghiệp Trung Quốc và Italia đã ký kết khoảng 10 hiệp định thương mại khác - bao gồm các dự án trong ngành thép, năng lượng và khí đốt.
Trước đó, hôm 22/3, Tổng thống Italia Matt Mattarella đã bình luận về việc ký kết thỏa thuận theo kế hoạch với Trung Quốc, nói rằng bước đi này sẽ tạo ra "điều kiện hoàn hảo" để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng BRI, còn được gọi là "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", sẽ là "con đường hai chiều", và nó sẽ cho phép trao đổi không chỉ hàng hóa mà còn về ý tưởng. Về phần mình, người đồng nhiệm Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, hiện đang có chuyến thăm chính thức ba ngày tới Italia, nói rằng ông và Tổng thống Mattarella đã đạt được một "thỏa thuận rộng rãi".
Năm 2013, ông Tập Cận Bình đã tiết lộ về dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Mục tiêu của kế hoạch là thúc đẩy tiến bộ kinh tế và tăng cường quan hệ giữa các nước Á-Âu.