Các nguồn tin nói với Kanwa Defence Review rằng trước đó, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 100 động cơ AL-31FN, tiền thân của AL-31M vào năm ngoái. Động cơ này sẽ được Công ty chế tạo máy bay Thành Đô dùng để lắp ráp cho các chiến đấu cơ J-10A, nguồn tin cho biết.
Trung Quốc hiện đang thiếu các thiết bị cần thiết để sản xuất đủ số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như J-10A và J-10B. Do đó nước này phải tìm cách mua động cơ mới từ Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không thể tự sửa chữa động cơ do Nga sản xuất, báo cáo cho biết.
J-20 cất cánh thử nghiệm.
Dù Trung Quốc đã thành lập hẳn một cơ sở sửa chữa cho các động cơ AL-31F nhập từ Ukraine, tuy nhiên theo Kanwa Defence Reviewdo công nghệ của AL-31F khác với AL-31FN nên Trung Quốc phải gửi tất cả các máy bay chiến đấu trang bị động cơ AL-31FN đến Nga để sửa chữa.
Trung Quốc hiện đang tập trung sản xuất máy bay chiến đấu J-10B và J-11B bằng việc sử dụng động cơ Taihang WS-10A tự sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong kế hoạch tương lai, nước này vẫn cần nhập nhập khẩu các động cơ tiên tiến từ Nga.
AL-31M hiện đang được lắp ráp cho các máy bay chiến đấu của Nga như tiêm kích đa năng Su-27SM và máy bay ném bom Su-34. So với AL-31F, lực đẩy liên tục tối đa của AL-31M có thể tăng từ 12.500 kg đến 13.500 kg. Lực đẩy chưa đốt sau cũng có thể được tăng từ 7.770 kg đến 8.250 kg, trong khi động cơ phản lực 2 luồng khí cũng sẽ giúp máy bay chiến đấu Trung Quốc giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả. Kanwa Defence Review cho biết thêm tuổi thọ của động cơ AL-31M ước tính là 4.000 giờ.
Nếu đạt được thỏa thuận, Trung Quốc có thể sẽ trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của mình động cơ cực mạnh này để nâng cao hiệu suất thử nghiệm của J-20.
Với miệng vòi phun vectơ, AL-31M cũng có thể cải thiện khả năng cơ động của J-15 trên tàu sân bay của hải quân PLA. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể không mua động cơ AL-31M với số lượng lớn mà sẽ sử dụng nó như hình mẫu để chế tạo một động cơ nội địa.
Linh An (Theo Wanchinatimes)