'Kẻ giết người' thầm lặng tại các nhà máy lắp ráp chip smartphone

'Kẻ giết người' thầm lặng tại các nhà máy lắp ráp chip smartphone

Thứ 3, 04/10/2016 22:48

Việc sử dụng các hoá chất nguy hiểm trong quá trình sản xuất đang "giết dần, giết mòn" công nhân trong các nhà máy lắp ráp chip xử lý smartphone cho Apple và Samsung.

Công nghệ - 'Kẻ giết người' thầm lặng tại các nhà máy lắp ráp chip smartphone

 Một công nhân phản đối việc sử dụng benzene trong Phim tài liệu Ai trả giá?

Các hoá chất nguy hiểm đã và đang giết dần giết mòn công nhân trong các nhà máy lắp ráp chip xử lý smartphone cho Apple và Samsung. Đại diện công nhân, các nhóm đấu tranh vì quyền lợi của người lao động và nhiều nhà học giả đang yêu cầu các nhà sản xuất nâng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn của họ lên nhằm loại bỏ vĩnh viễn những điều kiện nguy hiểm gây ra bệnh bạch cầu nghề nghiệp và ung thư hạch không Hodgkin.

Vấn đề bắt nguồn từ những “phòng sạch”, môi trường không bụi nơi các chất bán dẫn được sử dụng trong công nghiệp điện tử như sản xuất smartphone và TV LCD.

Chỉ được trang bị bộ đồ màu trắng nhằm giảm thiểu tối đa sự nhiễm bẩn, các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc bằng tay và hít vào các hoá chất được sử dụng cho mục đích vô khuẩn. Các hoá chất này bao gồm benzene, một chất gây ung thư và trichloroethylene, được biết đến như là nguyên nhân chính gây ra bệnh bệnh bạch cầu nghề nghiệp và ung thư hạch không Hodgkin.

Không khí ô nhiễm hoá chất cứ như vậy lưu thông trong một khu vực thiếu gió, kín cổng cao tường và là "lò ấp" của bệnh ung thư.

Làm việc cực nhọc hàng ngày trong suốt một thời gian dài, các công nhân mang mầm bệnh chỉ sau vài năm họ chuyển tới làm việc cho Samsung. Và thực tế, một số người đã chết không lâu sau đó.

Hội nhà nghiên cứu ở các trường đại học đã điều tra 17 công nhân Hàn Quốc tại nhà máy chất bán dẫn Giheung của Samsung, những người đã mắc bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu này khuyến cáo tất cả mọi công nhân ngay lập tức cần được bảo vệ trước sự phơi nhiễm hoá chất. Tuy nhiên, họ cũng nói cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh mối liên hệ giữa bệnh ung thư và sản xuất chất bán dẫn, bởi Samsung đã không cho tiếp xúc với môi trường làm việc tại các nhà máy của họ.

Nạn nhân của Samsung đòi đền bù

Tổ chức đấu tranh vì quyền lợi công nhân ở Hàn Quốc SHARPS hiện đang giúp đỡ hàng chục công nhân đòi đền bù từ phía chính phủ.

Trường hợp đầu tiên được đệ đơn năm 2007 và nỗ lực liên tục của họ đã gặt hái được kết quả. Chính phủ ban đầu đã từ chối đền bù cho nạn nhân, nhưng sau đó quyết định đã thay đổi bởi sự can thiệp của toà án, Tiến sĩ Jeong-ok Yoo Kong, nữ phát ngôn viên của SHARPS, cho biết.

Chính phủ - với sự giúp đỡ của Samsung – đã đệ đơn kháng án lên Toà án tối cao Hàn Quốc. “Samsung đã tham gia vụ kiện này và hỗ trợ chính phủ với tư cách là một bên liên quan”, Tiến sĩ Kong nói với Fairfax Media.

Các nạn nhân muốn chính phủ đền bù để lấy tiền lệ cho các trường hợp khác của công nhân Samsung. Đại diện đảng Công lý, Sim Sang-jung, sau đó đã đệ trình một hoá đơn lên Quốc hội, yêu cầu Samsung đền bù và xin lỗi nạn nhân.

Phó chủ tịch Samsung, Kim Jun-shik, đã phải lên tiếng sẽ xem xét các đề nghị này một cách chân thành và cầu tiến. Đồng thời hứa duy trì một trang web cung cấp thông tin về benzene. Hãng nói đã không sử dụng benzene trong các quy trình sản xuất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn phát hiện dấu vết của chất độc hại này tại các nhà máy của Samsung.

Tổ chức lao động quốc tế của Liên hợp quốc – ILO – đã phát hiện ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng liên quan đến hoá chất xảy ra tại nơi làm việc, và ngay lập tức họ đã gửi yêu cầu tới chính phủ cũng như đưa ra cảnh báo tới các công ty và công nhân cần lên tiếng để giải quyết vấn đề này.

Vấn đề toàn cầu

Vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm vi Samsung tại Hàn Quốc.

Tại Trung Quốc, 52 công nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nghề nghiệp đã ký vào một bản kiến nghị cấm sử dụng benzene. Nhiều người trong số này làm việc tại các nhà máy ở Hà Bắc nơi các chất bán dẫn được chế tạo cho mục đích sản xuất iPhone.

Ming Kunpeng, một công nhân 27 tuổi là một ví dụ, anh là nhân vật chính trong một cuốn phim tài liệu Ai trả giá của đạo diễn Heather White.

Kunpeng đã tự tử vào dịp Giáng Sinh 2013, khi mà các tín đồ iPhone, iPad đang hân hoan với những thiết bị biểu tượng của Apple mới tậu trong tay.

Apple trước đó từng nói, họ đi đầu ngành công nghiệp smartphone trong việc loại bỏ các chất độc hại khỏi sản phẩm và yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện phải tuân thủ ít nhất là các tiêu chuẩn an toàn của Mỹ, nếu không muốn nói là các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Nữ đạo diễn White nhận định, bệnh ung thư nghề nghiệp đang bị xem nhẹ và báo cáo sai sự thật bởi chính phủ, rằng chính phủ đã chưa nghiêm túc xử lý các nhãn hiệu toàn cầu trong việc bảo đảm an toàn trong sản xuất và có hiện tượng không tạo điều kiện để công nhân được tiếp cận với các khoản đền bù.

“Trung Quốc có nạn tham nhũng nặng trong xã hội và doanh nghiệp. Chúng tôi đã phỏng vấn nhiều công nhân và được biết, nhà máy đã trả tiền cho các cán bộ y tế để họ báo cáo sai sự thật về mức độ trầm trọng của vấn đề”, bà nói.

Bà White đã lên kế hoạch cho một bộ phim tài liệu về các công nhân mắc bệnh ung thư tại Trung Quốc, trong nỗ lực đưa ra một cảnh báo toàn cầu về mối nguy hại này.

“Người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về mối nguy hại này. Mọi người cần biết những công nhân tuổi đời còn rất trẻ này đã đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm hoá chất độc hại ở các nhà máy này như thế nào.”

Cẩm Thịnh theo Sydney Morning Herald

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.