Kênh liên lạc bí mật có thể hóa giải căng thẳng Mỹ - Triều Tiên?

Kênh liên lạc bí mật có thể hóa giải căng thẳng Mỹ - Triều Tiên?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 2, 14/08/2017 11:27

Mặc cho các lệnh trừng phạt cứng rắn của Washington nhằm vào Bình Nhưỡng, hay những lời đe dọa Mỹ - Triều Tiên được cho là vẫn duy trì kênh liên lạc bí mật thông qua 2 nhà ngoại giao cấp cao. Điều này làm dấy lên hy vọng về việc 2 quốc gia vẫn có thể thương lượng và không để xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.

Những tuyên bố “sặc mùi thuốc súng”

Theo giới chuyên gia, căng thẳng trong quan hệ Mỹ, Triều Tiên có thể dẫn tới những tính toán sai lầm và bước đi nguy hiểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, giải pháp quân sự đã sẵn sàng sau khi Triều Tiên công khai kế hoạch phóng tên lửa hướng về đảo Guam, căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

“Các giải pháp quân sự đã sẵn sàng, nếu Triều Tiên hành động không khôn ngoan. Hy vọng ông Kim Jong-un sẽ tìm thấy con đường khác”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 11/8. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố cảnh báo trút “lửa thịnh nộ” lên Triều Tiên vẫn “chưa đủ cứng rắn”.

Nếu tấn công Mỹ hay các đồng minh, Bình Nhưỡng sẽ “hứng lấy những điều mà họ không bao giờ nghĩ tới”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng khẳng định, Washington sẵn sàng ứng phó mọi đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Hồ sơ - Kênh liên lạc bí mật có thể hóa giải căng thẳng Mỹ - Triều Tiên?

Chính quyền Tổng thống Mỹ được cho là vẫn âm thầm liên lạc bằng kênh bí mật với Triều Tiên.

Để đáp lại, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đăng bài xã luận chỉ trích những tuyên bố của Tổng thống Trump “đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân”.

Trước đó, giới chức Bình Nhưỡng cho biết, kế hoạch phóng 4 tên lửa đạn đạo Hwasong-12 rơi cách Guam 30 - 40km sẽ được hoàn thành vào giữa tháng Tám, để trình lên nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết định.

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa có động thái cứng rắn nhằm về đối phương, một số thành phố và khu vực thuộc Mỹ nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa Triều Tiên đang tích cực chuẩn bị các bước đối phó.

Trang web của văn phòng An ninh Nội địa Guam mới đây cập nhật bản hướng dẫn chi tiết về hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên đảo, cũng như đưa ra lời khuyên người dân nên làm gì trước, trong và sau khi bị tấn công tên lửa.

Hawaii, một đảo khác của Mỹ, mới đây cũng cập nhật hướng dẫn về những việc nên làm trong trường hợp xảy ra một vụ nổ hạt nhân. Những cảnh báo tương tự cũng được các khu vực khác của Mỹ như Alaska hay bờ Tây.

Về phía Triều Tiên, truyền thông nước này khẳng định gần 3,5 triệu người, gồm cả người trẻ và những quân nhân về hưu đã làm đơn xin nhập ngũ hoặc tái nhập ngũ để đáp trả lại các lệnh trừng phạt của Mỹ. “Nhân dân cả nước đang đứng lên, sẵn sàng đáp trả lại Mỹ hàng nghìn lần.

Ở tỉnh Bắc Hwanghae, riêng ngày 9/8 có tới 89.000 nam thanh niên đã xin nhập ngũ hoặc tái nhập ngũ. Ở thành phố Daedong, tỉnh Nam Pyongan, có hơn 20.000 học sinh, đảng viên và người lao động cũng xin nhập ngũ, hoặc tái nhập ngũ”, báo Rodong Sinmun cho biết.

Mỹ cũng thông báo cuộc tập trận chung thường niên với Hàn Quốc mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” sẽ diễn ra như lịch trình từ ngày 21 – 31/8. Song song đó, Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc diễn tập phòng vệ dân sự quy mô toàn quốc vào ngày 23/8.

Lâu nay, Triều Tiên thường xuyên cáo buộc các cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ là nhằm “chuẩn bị chiến tranh”.

Giới quan sát nhận định, nước này có thể sẽ phóng tên lửa, hoặc thử hạt nhân vào cuối tháng Tám để phản ứng. Tại Hàn Quốc, tâm lý bất an đang dâng cao, nhiều người dân đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ.

Có điều ít người biết rằng, mặc cho các cuộc khẩu chiến căng thẳng hay những lệnh trừng phạt cứng rắn, Mỹ và Triều Tiên vẫn duy trì kênh liên lạc bí mật thông qua 2 nhà ngoại giao cấp cao.

Các quan chức Mỹ gọi kênh liên lạc này với cái tên “kênh New York”. Kênh liên lạc này chủ yếu là để trao đổi thông điệp, cho phép Washington, Bình Nhưỡng chuyển tiếp thông tin.

Chiến tranh không phải trò đùa

Ngoài việc áp các lệnh trừng phạt công khai với Triều Tiên, Mỹ dường như vẫn đang xây dựng mối quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng trong một vài tháng qua, với sự giúp sức của các nhà ngoại giao cấp cao từ 2 nước.

Theo các quan chức giấu tên của Mỹ, các cuộc tiếp xúc diễn ra thường xuyên giữa Joseph Yun, phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên và Pak Song il, một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc. Ông Yun cũng là nhà ngoại giao Mỹ duy nhất có liên lạc với Triều Tiên nhằm trao đổi và chuyển tiếp thông điệp của 2 Nhà nước với nhau.

Hồ sơ - Kênh liên lạc bí mật có thể hóa giải căng thẳng Mỹ - Triều Tiên?  (Hình 2).

Kênh liên lạc bí mật có thể hóa giải căng thẳng Mỹ - Triều Tiên? 

Vụ Triều Tiên thả sinh viên Otto Warmbier hồi tháng Sáu được coi là thành quả của việc đàm phán giữa 2 bên, thông qua kênh bí mật này.

Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson đã bày tỏ sự sẵn lòng giải quyết bất đồng bằng các cuộc đàm phán, với điều kiện Bình Nhưỡng ngừng hoạt động thử nghiệm tên lửa có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ.

Ông Tillerson thậm chí còn hé lộ về kênh liên lạc bí mật tại cuộc họp về an ninh châu Á tại Philippines tuần này rằng, Mỹ có những kênh trao đổi trực tiếp với Triều Tiên.

Nói về kênh ngoại giao hậu trường đang diễn ra, ông Tillerson cho hay: "Chúng tôi có những kênh liên lạc khác cởi mở với họ, để chắc chắn nghe được thông điệp từ họ nếu họ muốn nói chuyện".

Bên cạnh đó, những nguồn tin thân cận cho biết, các cuộc tiếp xúc trên có thể là nền tảng cho tiến trình đàm phán nghiêm túc.

Thậm chí, cuộc tiếp xúc có thể bàn cả về vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nếu Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - un gạt bỏ những tuyên bố căng thẳng thời gian gần đây và ủng hộ một cuộc đối thoại.

Các cuộc tiếp xúc hậu trường hiện tại cho thấy, Bình Nhưỡng cũng có thể mở ra một cuộc đàm phán ngay cả khi họ đang nói về việc phóng tên lửa  tới gần đảo Guam của Mỹ.

Kênh liên lạc bí mật này đã được sử dụng nhiều năm nay bởi nội các của các Tổng thống Mỹ. Song trong vòng 7 tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Obama, Bình Nhưỡng đã nổi giận với lệnh trừng phạt từ Mỹ và đơn phương cắt đứt đường dây thông tin.

Cho đến khi ông Trump nhậm chức, đường dây liên lạc bí mật mới được khởi động lại. Ở một góc độ nào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump linh hoạt hơn người tiền nhiệm Barack Obama về phương pháp tiếp cận với Triều Tiên.

Tuy nhiên, liệu kênh liên lạc bí mật này có giúp đẩy lùi những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Xem thêm >> Giải mã bộ “tài liệu tuyên truyền” được chuyển đến Tổng thống Trump

Đ.V          

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.