Theo thống kê của các nhà khoa học, mỗi ngày trung bình có tới 2.000.000 ca bệnh và 30.000 ca tử vong liên quan đến muỗi, cho thấy muỗi là loài truyền bệnh cực kỳ nguy hiểm mà chúng ta cần phải tiêu diệt bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có muỗi cái mới đốt và hút máu từ các động vật máu nóng. Muỗi có khả năng nhận diện và theo dõi con mồi từ khoảng cách rất xa thông qua hình ảnh nhiệt. Chúng thường tấn công những con mồi có thân nhiệt cao trước, chẳng hạn như chim chóc với nhiệt độ cơ thể khoảng 42 độ C sẽ bị chích đầu tiên, trong khi con người với nhiệt độ cơ thể 37 độ C sẽ bị chích sau cùng.
Theo một nghiên cứu, muỗi có khoảng 250 tỷ con mồi. Trong số đó, khoảng 130 tỷ, tức 50%, là các loài chim với thân nhiệt ở mức 42 độ C. Các sinh vật máu nóng khác, có thân nhiệt khoảng 40 độ C, chiếm 46% với khoảng 115 tỷ con mồi. Cuối cùng, con người với thân nhiệt 37 độ C chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ khoảng 4%, tương đương 8 tỷ người. Qua hàng triệu năm tiến hóa, muỗi đã phát triển khả năng ưu tiên tìm kiếm chim trước, sau đó mới đến các động vật máu nóng khác và cuối cùng là con người. Dựa trên cơ chế này, nếu đặt một cái bẫy với thân nhiệt 42 độ C trước nhà, muỗi trong khu vực sẽ bị thu hút và tiêu diệt hoặc chuyển hướng đến các loài chim gần đó. Nhờ vậy, toàn bộ khu vực xung quanh sẽ không còn muỗi nữa.
Muỗi không ăn mà chỉ sử dụng ống hút để hấp thụ chất lỏng. Từ năm 2021, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhiệt độ và độ ẩm là hai điều kiện cần và đủ để muỗi cái tìm đến và cắn con mồi. Vì vậy, chỉ cần sử dụng bả độc là dung dịch nước chứa 5% boric acid ở nhiệt độ 40 độ C đã đủ để tiêu diệt muỗi cái trong một khu vực rộng lớn với bán kính 100 mét. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là ở nhiệt độ 40 độ C, dung dịch chứa độc bốc hơi rất nhanh, với tốc độ khoảng 2cm mỗi ngày tùy theo diện tích bề mặt. Sau này, kỹ thuật được cải tiến bằng cách đặt bả độc ở nhiệt độ tự nhiên và sử dụng bẫy có miếng thân nhiệt (màu xanh) duy trì ở 40,2 độ C cạnh nhau, giúp loại trừ nhược điểm bốc hơi nhanh của dung dịch độc.
Bạn cũng có thể sử dụng thân nhiệt của chim để làm bẫy muỗi, nhưng cần bao quanh lồng bằng lưới trong để ngăn muỗi đốt chim và đặt đủ bả xung quanh lồng. Trong trường hợp không có sẵn chim, bạn có thể dùng nồi nấu sáp hoặc đai nóng (heating pad) để tạo nhiệt độ. Những thiết bị này có thể hoạt động liên tục 24/7 ở nhiệt độ dao động từ 40-42 độ C, đảm bảo hiệu quả trong việc thu hút và tiêu diệt muỗi.
Để biết thêm về cách làm bẫy diệt muỗi hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo (bài viết này)
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ có thể diệt muỗi từ bên ngoài trước khi chúng xâm nhập vào nhà. Muỗi thường sinh sôi trong các lu, vại hay bồn chứa nước được sử dụng hàng ngày, do đó việc diệt muỗi trong nhà cũng vô cùng quan trọng. Hơn nữa, các bệnh do muỗi truyền thực chất lây lan từ người sang người, khi muỗi cắn người bệnh trước rồi mới truyền bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, nhu cầu tiêu diệt lăng quăng trong nhà trở nên cấp bách, đặc biệt khi bệnh nhân thường nằm trên giường bệnh và ở trong nhà.
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra một phương án cụ thể để diệt lăng quăng mà không gây ô nhiễm nước trong các lu chứa, ngoại trừ việc sử dụng than khí (CO2) để làm chúng chết ngạt. Hình dưới đây minh họa một thiết bị diệt muỗi sử dụng ống dẫn nhôm để dẫn và làm mát khói than khí từ ba ngọn nến nhỏ, khiến CO2 chìm ngay trên mặt nước. Phương pháp này sẽ tiêu diệt toàn bộ lăng quăng trong bể sau 10 phút. Tương tự, việc đốt lâu hơn, sử dụng ống dẫn dài hơn, đèn lớn hơn và có nắp đậy sẽ phù hợp cho các thùng, lu chứa lăng quăng lớn hơn.
Do đó, chúng ta cần phải áp dụng đồng thời các biện pháp diệt muỗi và lăng quăng trong nhà, cùng với việc ngăn chặn muỗi từ bên ngoài. Kết hợp sử dụng bẫy tự chế thân nhiệt kết hợp với bả độc mới có thể tiêu diệt muỗi một cách triệt để và hiệu quả. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tận hưởng cuộc sống thoải mái, an nhiên mà không bị muỗi làm phiền.
Nguyễn Minh