Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc

Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc

Lê Thị Hải Đường

Lê Thị Hải Đường

Thứ 7, 06/04/2024 20:03

Chiều 5/4, tại Hà Nội, 15 doanh nghiệp Trung Quốc và 60 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và Kết nối giao thương Việt Nam-Trung Quốc

Thông tin trên Công thương, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM- Bộ Công Thương) chiều 5/4 đã phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên (CCPIT- Trung Quốc) tổ chức “Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên)”.

Đáng chú ý, Hội nghị có 15 doanh nghiệp của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) và 60 doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất, nhập khẩu, nông sản, dược liệu, thực phẩm chế biến, logistics, xây dựng, đầu tư tham dự và kết nối giao thương.

Kinh tế - Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc

Các đại biểu dự hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, liên tục hơn 20 năm qua Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, định hướng trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc vào tháng 10/2022 và chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 12/2023, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục được cùng cố, tăng cường và bổ sung những định hướng chiến lược mới trong tương lai.

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Lê Hoàng Tài đánh giá, trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc có quan hệ hợp tác với Việt Nam, Tứ Xuyên là tỉnh có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại lớn thứ 6. Những năm gần đây, hợp tác không ngừng đi vào chiều sâu và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực nhờ tận dụng tốt lợi thế hợp tác giữa hai nước.

Nhiều doanh nghiệp lớn của tỉnh Tứ Xuyên đã đầu tư tại Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của các địa phương của Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở giao lưu kinh tế, thương mại, Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên) còn duy trì chặt chẽ giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau.

Kinh tế - Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc (Hình 2).

Ông Lê Hoàng Tài Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại Hội nghị.

Tuy vậy, ông Lê Hoàng Tài cũng cho rằng dù thị trường đầy tiềm năng với dân số khoảng 84 triệu người, nhưng sự hợp tác tác kinh tế, thương mại của Tứ Xuyên với Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng của hai bên.

Năm 2023, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Tứ Xuyên) mới chỉ đạt 11 tỷ USD, chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Trong bối cảnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững thì doanh nghiệp Việt Nam và Tứ Xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hợp tác nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của hai bên.

Kinh tế - Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc (Hình 3).

Ông Ô Quốc - Quyền Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Đánh giá về mối quan hệ giữa 2 bên, ông Ô Quốc - Quyền Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho rằng, trong những năm gần đây hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển nhanh chóng và đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, các hoạt động giao lưu, trao đổi. Hội nghị này tiếp tục là cơ hội để các doanh nghiệp Trung Quốc đàm phán và tìm kiếm sự hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thông tin trên Công an nhân dân, bà Lôi Học Kiệt, Phó Chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến thương mại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cho biết, hội nghị là dịp mở ra những cơ hội mới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc (Tứ Xuyên) tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam, Trung Quốc ổn định, cân bằng, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Kinh tế - Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc (Hình 4).

Chương trình kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Ông Lê Hoàng Tài mong muốn các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong ngành Công Thương sẽ được Ủy ban Xúc tiến thương mại tỉnh Tứ Xuyên quan tâm duy trì phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại để có thể tổ chức thường xuyên, liên tục, tạo cơ hội để cho doanh nghiệp hai bên được gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư và kinh doanh.

Đồng thời, tin tưởng rằng với sự ủng hộ to lớn và phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên; Sự đồng lòng, quyết tâm của các địa phương của Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp hai bên, sẽ là những động lực quan trọng để mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Tứ Xuyên tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững.

Kinh tế - Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam- Trung Quốc (Hình 5).

Doanh nghiệp hai bên trao đổi thông tin về sản phẩm.

Được biết, Tứ Xuyên là trung tâm của miền Tây Trung Quốc, có thủ phủ là thành phố Thành Đô - một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc.

Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú. Năm 2023, Tứ Xuyên có dân số khoảng 84 triệu, quy mô dân số đứng thứ tư trong số các địa phương của Trung Quốc; đứng thứ năm về kinh tế của Trung Quốc với GDP đạt 6.013 tỷ NDT (823,6 tỷ USD). Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2023 kim ngạch hai chiều Việt Nam – Tứ Xuyên đạt 10,8 tỷ SSD tăng 13,8% so với năm 2022.

Tứ Xuyên có vị thế quan trọng, nằm trong các quy hoạch chiến lược phát triển liên kết vùng trọng điểm của Trung Quốc như: "Vành đai kinh tế sông Trường Giang", chiến lược “Song Thành” (Trùng Khánh - Thành Đô), tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu. Do đó, Tứ Xuyên có vai trò kết nối liên thông giữa khu vực nội địa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

KHÁNH LINH (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.