Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản

Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Thứ 7, 13/07/2019 06:59

Sau 1 tháng thực hiện xử lý thí điểm 1 góc Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản đã cho thấy các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt.

Ngày 16/5, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) khởi công dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây (Hà Nội) bằng công nghệ Nano của Nhật Bản. Dự án có tên "Nhà máy xử lý nước thải đặt dưới lòng sông, hồ" được kỳ vọng sẽ xử lý triệt để tình trạng cá chết và làm sạch sông, hồ tại Việt Nam.

Môi trường - Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản

Khu vực xử lý thí điểm tại Hồ Tây.

Đến ngày 23/6/2019, chuyên gia Nhật Bản đã chỉ đạo tiến hành quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn, và chỉ sau 03 ngày, tức ngày 26/6/2019 về mặt cảm quan, màu nước bên trong khu vực được quây kín hoàn toàn đã thay đổi đáng kể.

Môi trường - Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản (Hình 2).

Màu nước bên trong khu vực được quây kín hoàn toàn đã thay đổi đáng kể.

Tính đến nay đã được 1 tháng dự án xử lý thí điểm 1 1000m2 Hồ Tây được thực hiện tại địa điểm đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng vào ngày 01/07/2019 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tại thời điểm trước khi tiến hành thí điểm ngày 14/5/2019 các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.

Môi trường - Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản (Hình 3).

So sánh 2 mẫu nước trong và ngoài khu vực xử lý.

Cụ thể, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 giảm từ 23 mg/l xuống 16,2 mg/l (giảm 1,4 lần), nhu cầu oxy hóa học COD giảm từ 61 mg/l xuống còn 43 mg/l (giảm 1,42 lần), chất rắn lơ lửng trong nước TSS giảm từ 84 mg/l xuống còn 22 mg/l (giảm 3,8 lần), hàm lượng oxy hòa tan DO đạt giá trị 8,36 mg/l.

Đặc biệt, để đánh giá một cách định lượng về nguyên lý làm ức chế, giảm lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại đồng thời kích hoạt làm tăng lượng vi sinh vật có lợi. Theo kết quả phân tích của viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) , Vi khuẩn Coliform giảm từ 7300 MPN/100ml xuống còn 150 MPN/100ml (giảm 48 lần), E.coli giảm từ 290 MPN/100ml xuống còn 4 MPN/100ml (giảm 72 lần).

Môi trường - Kết quả kinh ngạc sau 1 tháng xử lý thí điểm nước ở Hồ Tây bằng công nghệ Nhật Bản (Hình 4).

Bằng mắt thường dễ dàng có thể nhìn thấy đáy trong khu vực xử lý thí điểm.

Nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo, các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đo ban đêm (là lúc tảo lấy O2, nhả khí CO2) thì kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 4.05mg/l. Trong khi đó, bên trong khu vực xử lý, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l (Đạt cột A1-QCVN08) là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt.

Đặc biệt, công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản có 2 nguồn tạo ra oxy, khi ứng dụng vào Hồ Tây sẽ luôn đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt, hiệu quả lâu dài trong khu kỳ 25 năm không phải xử lý gì thêm, không gây tái ô nhiễm và sẽ không còn hiện tượng cá chết hàng hoạt như đã xảy ra vào các đợt năm 2016 và một số đợt gần đây.

Chia sẻ với phóng viên báo Người Đưa Tin về nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng năm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết: “Cho dù có hàng trăm nhà máy xử lý chất thải tách nước không cho chảy vào nữa nhưng nước bên trong mà không xử lý, không tăng được ôxy thì chắc chắn sẽ vẫn xảy ra tình trạng tái ô nhiễm, điều này sẽ dẫn đến việc cá chết hàng loạt”.

“Khi các chuyên gia Nhật Bản đưa công nghệ xử lý nước thải về Việt Nam, đặt trực tiếp vào sông hồ thay vì tập trung. Đối với các chuyên gia Nhật Bản họ coi sông hồ là nhà máy xử lý nước thải trực tiếp sẽ làm tăng oxy đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt", ông Tuấn Anh chia sẻ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.