Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Liệu có gây hiệu ứng ngược?

Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Liệu có gây hiệu ứng ngược?

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 2, 08/04/2019 21:30

Mới đây, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) đã gây nhiều tranh cãi về câu nghị luận xã hội với nội dung về hiện tượng mạng xã hội Khá Bảnh.

Cụ thể, bài viết: “Hiện tượng mạng Khá Bảnh với đời tư bất hảo vẫn được chào đón như thần tượng ở Yên Bái”, của tác giả Trương Huyền đăng trên VTC News ngày 21/3/2019, được đưa vào đề thi học sinh giỏi Ngữ văn khối 11, trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng).

Trước nội dung này, nhiều giáo viên và chuyên gia bày tỏ những ý kiến trái chiều.

Cô Bùi Thị Xuân, giáo viên bộ môn Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Huệ bày tỏ: “Theo tôi, đề thi này không có vấn đề gì cả, có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống cần cho học sinh bày tỏ ý kiến, quan điểm. Khi giáo viên chấm và chữa bài, cũng là một cách để định hướng cho học sinh những kỹ năng tiếp nhận thông tin, làm sao cho không bị lệch lạc trong suy nghĩ và hành động.

Cái đích mà người ra đề hướng tới không phải cổ súy cho hiện tượng Khá Bảnh, mà chính là để học sinh nhận ra hiện tượng tiêu cực mà một bộ phận cư dân mạng chưa nhìn nhận thấu đáo. Vì vậy, giáo viên sẽ chữa bài và để học sinh biết chọn lọc thông tin trên mạng xã hội, không sa vào hiệu ứng đám đông, a dua theo những gì không đúng chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật”.

Giáo dục - Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Liệu có gây hiệu ứng ngược?

Khá Bảnh được săn đón nhưu thần tượng được đưa vào đề thi Ngữ văn.

“Nếu nhắc đến một đề bài, cứ nghĩ đơn giản, tại sao lại đưa những chuyện như thế này vào, mà không thấy được đáp án của họ, không chứng kiến khi trả bài, họ sẽ định hướng cho học sinh ra sao, thì không thể đánh giá đề bài hay hay không? Điều quan trọng là giáo viên ra đề phải biết cái đích hướng đến là gì, và xác định khi chữa bài sẽ hướng học sinh như thế nào.

Bản thân tôi cũng hay tham khảo ngữ liệu trên báo về những vấn đề trong cuộc sống, để cho học sinh tìm hiểu và bàn luận. Cuộc sống không thể lúc nào cũng bảo bọc học sinh, cần cho học sinh tiếp xúc với những vấn đề này và bày tỏ quan điểm, chính kiến”, cô Xuân giải thích.

Nhà văn Trương Vân Ngọc, giáo viên Ngữ văn trường THPT Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đánh giá: “Đề thi này đưa ra nội dung cập nhật tin tức thời sự cao, gần như tức thì, phản ánh đúng một phần tình hình giới trẻ hiện nay, tạo cơ hội cho học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Việc hình tượng hóa một hiện tượng trong đời sống để đưa vào văn học, nếu chân thực và khách quan hoàn toàn thì sẽ trở thành báo chí.”.

Không ủng hộ ý tưởng này, chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu Bùi Ngọc Phúc lại cho rằng: “Câu chuyện của Khá Bảnh có thể đưa vào mục tác hại cũng như tính hai mặt của mạng xã hội. Việc đưa một hiện tượng vào đề Văn mà không có sự chuẩn bị, vô tình lại khiến nhân vật này thêm nổi tiếng. Học sinh đúng là phải hiểu biết các vấn đề xã hội, nhưng cần phải có chọn lọc. Vụ việc vừa xảy ra một vài tuần đã đưa ngay vào đề thi là sự “dễ dãi” trong chương trình.

Bản thân tôi rất sợ giáo dục chạy theo phong trào, như thế chỉ đạt được bề nổi nhưng vô tình lại đánh mất chiều sâu. Nếu trường muốn học sinh hiểu tác hại, thì nên tổ chức một buổi thảo luận chung”.

Giáo dục - Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Liệu có gây hiệu ứng ngược? (Hình 2).

Chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu Bùi Ngọc Phúc.

Cùng quan điểm, cô N.T.T, một giáo viên Ngữ văn trường cấp 3 tại Lào Cai cũng khẳng định: “Đưa nhân vật từng xuất hiện với nội dung phản giáo dục vào đề thi học sinh giỏi thì không khác gì cổ động cho học sinh hướng đến cái xấu. Những hiện tượng tiêu cực như Khá Bảnh không nên đưa vào đề thi học sinh giỏi, điều đó là không cần thiết”.

Băn khoăn trước ý đồ của đề thi này, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công tác xã hội, khoa Xã hội học, trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đây là đề thi học sinh giỏi của trường THPT, số lượng học sinh tham gia chắc cũng không nhiều, vì vậy, tôi chưa hiểu ý đồ của trường muốn truyền tải, muốn các học sinh bày tỏ quan điểm là gì”.

Cụ thể, câu 1, phần nghị luận xã hội trong đề thi cho ngữ liệu như sau:

Xuất hiện trên mạng xã hội cách đây khá lâu, Ngô Bá Khá (hay còn gọi là Khá Bảnh SN 1993, quê Bắc Ninh) nổi tiếng với điệu nhảy “múa quạt” còn được dân mạng gọi với cái tên “VinaHey”.

Sau đó, Khá Bảnh được biết đến nhiều hơn với những clip hướng dẫn “quẩy” trong bar, livestream nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc, thậm chí là làm phim ngắn về “tình nghĩa giang hồ”.

Mới đây nhất, tên giang hồ này cùng nhóm bạn thản nhiên dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.

Dù được biết đến với đời tư bất hảo và nhiều tai tiếng nhưng điều khó hiểu là Khá “bảnh” lại có một lượng “fan” hâm mộ rất hùng hậu.

Trang facebook của thanh niên này có hơn 600.000 lượt theo dõi, kênh YouTube cá nhân cũng có gần 2 triệu lượt đăng ký, con số khiến nhiều nghệ sỹ chân chính phải “chào thua”.

Mỗi clip của Khá Bảnh đều thu hút tới hàng trăm nghìn đến cả chục triệu lượt xem với rất nhiều lượt tương tác, bình luận.

Không chỉ nổi tiếng trên mạng xã hội, gần đấy nhất, trong một vài hình ảnh đang lan truyền mạnh mẽ, Khá Bảnh được học sinh, người lớn vây kín xin chụp ảnh, chữ ký và đón tiếp như một ngôi sao khi xuất hiện gần một trường THPT ở TP.Yên Bái.

(Theo Trương Huyền VTC News)

Từ ngữ liệu, đề văn yêu cầu học sinh viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng được đề cập đến trong bài viết.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.