Theo báo Tiền Phong, năm 1976, trong quá trình xây dựng nhà ga Yuergou, các công nhân đường sắt đào được nhiều ngôi mộ cổ. Trong giai đoạn đầu, họ đã khai quật được tổng số hơn 20 ngôi mộ lớn nhỏ, trong đó còn có nhiều đồ đồng và đồ gốm nhưng không có ngôi mộ nào có giá trị khảo cổ đáng kể.
Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Tân Cương cho biết, những ngôi mộ cổ này thuộc về thời kỳ từ Xuân Thu Chiến Quốc đến thời nhà Tần và nhà Hán, chủ nhân của các ngôi mộ đều là người dân tộc thiểu số du mục.
Giai đoạn sau, những ngôi mộ cổ được khai quật trong khu vực ngày càng nhiều, lên tới hơn 80 ngôi mộ. Đặc biệt, trong số này có một lăng mộ vô cùng lớn, mà số lượng vàng bạc và báu vật được tìm thấy trong lăng mộ này cũng nhiều vô kể, có thể nói là nhiều chưa từng thấy. Và lăng mộ này vì thế được gọi là "Lăng mộ vàng".
Trong số những ngôi mộ cổ ở đây, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Cụ thể, “Lăng mộ vàng” có chiều sâu 7,1 mét, dài khoảng 6,56 mét, rộng 4,22 mét. Đây là một lăng mộ thẳng đứng, được ốp đá cuội, hình dáng thô và đơn giản, phản ánh lối sống du mục cổ đại. Có 8 tấm kim bài bằng vàng khắc hình con hổ, 4 chiếc đai lưng vàng hình con hổ, một tấm kim bài hình sư tử và hơn 200 đồ trang trí bằng vàng khác như hạt vàng và hoa vàng được phát hiện trong lăng mộ.
Sau khi tìm thấy ngôi mộ "bí ẩn này, các nhà khảo cổ còn phát hiện "bảo vật" sơn mài độ nhất vô nhị ở đây.
Đáng tiếc rằng, kết quả khai quật "Lăng mộ vàng" đã không được công bố cho công chi tiết vì nhiều lý do đặc biệt khác nhau. Tuy nhiên, điều này càng khiến công chúng tò mò và quan tâm đến nó.
Trước đó tại Trung Quốc, cũng khai quật 27 ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi. Ngôi mộ nào cũng đầy đồ tùy táng xa hoa, trong đó 4 ngôi mộ đặc biệt lớn, hài cốt nằm bên trong an nghỉ với bộ quần áo may từ 2.200 mảnh ngọc bích. Nơi đây cũng là điểm khởi đầu của "con đường tơ lụa" huyền thoại, được cho là liên quan đến chủ nhân các ngôi mộ bởi họ cực kỳ giàu có.
Trúc Chi (t/h theo Tiền Phong, Người Lao Động)