Khai thác cát, quan xã và huyện 'tận thu' tài nguyên

Khai thác cát, quan xã và huyện 'tận thu' tài nguyên

Thứ 6, 02/08/2013 15:46

Dường như cứ làm quan, dù nhỏ hay lớn là đều khó thoát khỏi cám dỗ mời gọi của những tài nguyên mình được phép quản lý. Vì thế mà lãnh đạo huyện Hồng Ngự nơi có dòng sông Tiền chảy qua đã tận dụng có tài nguyên cát để “ăn” cát. Còn lãnh đạo xã Minh Phú, thì viện cớ do mình sở hữu hàng nghìn mét vuông đất nên có quyền “cạp đất” mua xe hơi. Xem ra họ tận thu tài nguyên còn tốt hơn Bộ Tài nguyên môi trường.

Công an tỉnh Đồng Tháp đã hoàn tất hồ sơ, chuyển về Viện kiểm sát tỉnh đề nghị truy tố 10 bị can liên quan đến việc khai thác cát trái phép. Trong đó có ông Nguyễn Hồng Lâm – nguyên bí thư huyện Hồng Ngự, ông Nguyễn Xuân Cảnh – nguyên phó bí thư huyện ủy Hồng Ngự.

Theo thông tin, ông Dương Tân Quốc, ông Phan Thanh Dân và Lương Công Thành là giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng Công ty TNHH Ngự Bình cùng 4 bị can khác cũng bị truy tố với tội danh trên. Ngoài ra, ông Dương Trung Kỉnh – nguyên trưởng phòng TN-MT huyện Hồng Ngự bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Việt Nam Xanh - Khai thác cát, quan xã và huyện 'tận thu' tài nguyên
Qua điều tra, ông Lâm và ông Cảnh với vai trò lãnh đạo địa phương dù biết giấy phép khai thác cát của Công ty TNHH Ngự Bình hết hạn nhưng vẫn “bảo kê” cho doanh nghiệp và cho phép thu tiền của các phương tiện khác từ tháng 11/2011 đến tháng 8/2012, mỗi sà lan thu được 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, công ty này còn bán lẻ cho nhiều tàu tự khai thác cát trên sông Tiền, đoạn qua thủy phận xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự trong một thời gian dài gây thất thoát hơn 10 tỷ đồng.

Thực chất con số 10 tỷ đồng chỉ là chuyện trước mắt nhưng về lâu dài, dòng sông đã mất đi sự ổn định khi bị nạo vét đến cùng kiệt và điều gì dễ xảy đến trong việc đổi dòng hoặc ảnh hưởng đến sinh vật sống trên sông, có lẽ các vị lãnh đạo này cũng chẳng cần biết.

Có thể nói, bắt nguồn từ chuyện một xã ở Thanh Hóa có hơn 500 quan, sau đó đính chính lại chỉ còn gần 300 người làm “quan” cấp xã cũng đủ cho thấy hình như có lợi gì đó thì mới nhiều người chia nhau cái quyền lợi “bé tý” ở xã như thế. Giờ đây, chuyện có cát ăn cát như trên, có rừng phòng hộ - ăn cả bãi biển lẫn rừng như tại Tuy Hòa, Phú Yên, rồi có đất “cạp đất” như tại Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy, vùng nào “đặc sản” ấy, và đã có tý “quan” thì cũng rất dễ “tham” nên họ phải tận thu khi đang nhiệm kỳ. Và vì thế, những câu chuyện về người dân mất đất, đền bù không thỏa đáng hay nhìn đất bỏ hoang mà không được phép trồng trọt sẽ là câu chuyện dài trải khắp miền đất nước, mà nguyên nhân ấy thuộc về hệ thống, trong đó các quan xã là mắt xích đầu tiên.

Theo Sống mới

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.