Triton là vệ tinh (mặt trăng) lớn nhất của sao Hải Vương. Nó được phát hiện ra vào năm 1846 bởi nhà thiên văn học người Anh William Lassell, chỉ vài tuần sau khi sao Hải Vương được tìm thấy. Đây là một trong những vệ tinh kỳ quặc nhất trong hệ Mặt trời.
Theo NASA, Triton là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt trời quay quanh một hướng đối nghịch với hướng di chuyển của hành tinh mẹ. Bề mặt của nó cũng khá phức tạp với những đồng bằng tương đối bằng phẳng và những bề mặt giống như lỗ hổng sâu đan xen nhau.
Không có tàu vũ trụ nào đi tới Hải vương tinh từ những năm 1980. Tuy nhiên, các kính thiên văn vẫn dõi theo nhất cử nhất động của nó từ mặt đất. Một phát hiện gần đây của kính thiên văn của Đài thiên văn Nam Á ở Chile cho thấy, trên Triton cũng phân ra thành các mùa.
NASA đã lập một bản đồ với độ phân giải cao nhất về Triton cho đến năm 2014 với nhiều dự đoán khác nhau. Người ta tin rằng Triton và Pluto (một vệ tinh khác của sao Hải Vương) có thể có lịch sử hình thành như nhau. Chúng có kích thước tương đồng, bầu khí quyển đầy ni-tơ và bề mặt băng giá.
Triton được tìm thấy vào ngày 10/10/1846, chỉ 17 ngày sau khi nhà thiên văn học người Pháp Alexis Bouvard phát hiện ra sao Hải vương. Theo NASA, ban đầu Triton chỉ được biết đến đơn giản là “Vệ tinh của sao Hải Vương”, cho đến năm 1949, khi một mặt trăng thứ hai (Nereid) được tìm thấy. Tất cả các mặt trăng của sao Hải Vương, theo hướng dẫn của hiệp hội thiên văn quốc tế, đều được đặt tên theo các nhân vật thần thoại La Mã hoặc Hy Lạp liên quan đến sao Hải Vương (Nepture, Poseidon hoặc các đại dương).
Các nhà thiên văn học phải chờ đợi đến hơn một thể kỷ để hiểu rõ về Triton. Năm 1977, NASA đã gửi tàu thăm dò Voyager đến gần vệ tinh này. Voyager 2 cũng được gửi đến vào 25/8/1989.
Các tàu vũ trụ đã phát hiện trên bề mặt của Triton có rất nhiều núi lửa được bao phủ bởi băng giá. Theo NASA, Voyager 2 đã chụp ảnh “một số miệng núi lửa giống như mạch phun khí ni- tơ với các hạt tối”. Cơ quan này ước tính các hạt bay cao tới 5 dặm (8km) trước khi chảy theo hướng gió trên bề mặt vệ tinh.
Nó cũng phát hiện ra một phần lớn bề mặt ở dạng đã tan chảy. NASA cho biết, sự nóng chảy này có thể do thủy triều khi sao Hải vương chiếm lấy Triton. Bề mặt chất lỏng này có thể đã tới 1 tỷ năm.
Trong năm 2010, những quan sát của kính thiên văn thuộc Đài quan sát Miền Nam Chile cho thấy bầu khí quyển mỏng manh của Triton thay đổi theo mùa. Vào thời điểm mùa hè ở nam bán cầu, bầu khí quyển dường như dày lên khá nhiều.
Các nghiên cứu mới về sao Hải Vương cũng có thể cung cấp cho các nhà khoa học những kiến thức mới về Triton. Ví dụ như những dữ liệu về nguồn khí khổng lồ trong khí quyển. Tàu vũ trụ Rosetta đã thu thập dữ liệu cho thấy có ni- tơ phân tử trên bề mặt của ngôi sao này từ năm 2015. Từ đó, các nhà khoa học đang nỗ lực để biết ni- tơ đến từ đâu và so sánh với các ngôi sao khác trong hệ Mặt trời như Triton và Pluto.
Các nhà khoa học cũng cho rằng dưới bề mặt của Triton có thể có nước. Đại diện của Đại học Maryland, Saswata Hier-Majumder cho biết: “Tôi nghĩ rằng có thể có một đại dương giàu ammoniac ở dưới lớp bề mặt của Triton”. Ví dụ được đưa ra là không ai chắc chắn về kích thước của lõi đá trong Triton, điều này đã tạo ra sự khó khăn trong tính toán lượng nhiệt được tạo ra bởi sự phân rã các đồng vị phóng xạ. Việc nhiệt độ tăng lên có thể sẽ làm tăng kích thước các đại dương.
Năm 2016, một nghiên cứu về Triton cũng đã được xuất hiện trong tạp chí Nature. Nghiên cứu cho rằng, ban đầu Triton là thành viên của một hệ thống nhị phân xung quanh mặt trời. Trong một cuộc tiếp xúc gần gũi, Hải Vương tinh đã kéo Triton ra khỏi người bạn đồng hành của nó. Các nhà nghiên cứu năm 2017 cũng đưa ra giả thuyết Triton có thể là một hệ thống đối ngẫu, tương tự như sao lùn Pluto và mặt trăng Charon. Trong tạp chí thiên văn học, các tác giả cũng lưu ý rằng khi Hải Vương tinh “bắt” Triton, người anh em của nó đã "trốn" thoát.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy Triton đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của Hải Vương tinh. Một số nghiên cứu cho thấy, Hải Vương Tinh đã từng có các vệ tinh khác xoay quanh. Đến khi Triton bị “thâu tóm”, một số trong các mặt trăng này đã được đưa vào quỹ đạo của hành tinh và số còn lại đã bị đẩy ra khỏi quỹ đạo.
Một số khác lại cho rằng, những mặt trăng nhỏ hơn đã từng xuất hiện trong quỹ đạo của sao Hải Vương đã bị Triton “nuốt gọn”. Tác giả Raluca Rufu, một nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Weizmann ở Israel nói với Spece.com qua email vào tháng 12/2017: “Nếu chúng ta muốn tìm kiếm các vệ tinh nguyên thủy của sao Hải Vương, tốt nhất hãy tìm kiếm bên trong Triton”.
Theo Space