Có một loài động vật nhỏ bé kỳ lạ có vú sống sót trong một thời gian dài không hoạt động vào mùa đông. Đó chính là sóc đất.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học tới từ đại học Alaska Fairbanks theo dõi lũ sóc đất trong phòng thí nghiệm trong hơn 2 năm.
Trước khi mùa đông đến, chúng đào những cái hang và gia cố bằng lông của bò xạ hương, lá cây và địa y.
Sóc đất Bắc Cực có thể hạ nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức đóng băng trong khi ngủ đông. Điều này dựa trên một cơ chế được gọi là "siêu lạnh", khi nhiệt độ cơ thể có thể ở dưới 0 độ C mà không hình thành băng. Các thiết bị quan sát thấy quá trình chuyển đổi nitơ tự do - do các cơ teo của động vật tiết ra - thành các axit amin. Đây chính là phát hiện kỳ lạ giúp các nhà nghiên cứu nghi ngờ những con sóc có thể sử dụng các axit amin để tổng hợp protein nuôi sống mô phổi và thận cũng như tăng cường cơ xương.
Được biết, kỳ ngủ đông của sóc đất Bắc Cực thường kéo dài 8 tháng. Trong suốt thời gian này, chúng không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Khi ở trạng thái ngủ đông, chúng hít thở một hơi mỗi phút. Sóc đất Bắc Cực có thể hạ nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức đóng băng trong khi ngủ đông. Mặc dù không hoạt động trong phần lớn thời gian trong năm, sóc đất Bắc Cực không bị mất cơ đáng kể hoặc chịu tổn thương tế bào lâu dài.
Việc tìm hiểu bí mật sinh hóa của động vật ngủ đông có thể giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp điều trị mới với bệnh mất cơ ở bệnh nhân ung thư và người già. Phát hiện này cũng có thể mở đường cho các phương pháp điều trị tốt hơn đối với các vết thương nặng, cũng như các biện pháp phòng ngừa cho các phi hành gia thường bị teo cơ trong không gian.
Trang Dung (Tổng hợp)