Người đầu tiên có công phát hiện ra Kim tự tháp có sức mạnh thần bí là Pabi, người Pháp. Khi vào Kim tự tháp khảo sát, ông thấy nhiệt độ trong tháp rất cao, nhưng các di thể để lại trong tháp lại không bị thối rữa mà lại khô quắt lại, giữ được lâu dài. Vì thế, ông đoán trong tháp có một sức mạnh nào đó mà con người không sao hình dung nổi.
Phát hiện của Pabi đã gây cho giới học giả nhiều nước hứng thú và tò mò. Trường đại học California (Mỹ) cử người đến khảo sát Kim tự tháp. Sau khi tiến vào tháp, họ phát hiện các dụng cụ, máy móc điện tử mang theo đều bị nhiễu, mất tín hiệu. Do vậy, họ suy đoán một nơi nào đó trong tháp có khối nam châm cực lớn, từ lực phát ra làm vô hiệu hóa các máy móc. Nghe nói, thời cổ, những nô lệ khi xây dựng tháp này hàng ngày đều ăn tỏi, để triệt tiêu từ tính có thể gây hại cho cơ thể. Cách giải thích này vẫn chưa được xác thực.
Học giả người Italia còn phát hiện, nếu ở lâu trong tháp, thần kinh con người sẽ bị mất thăng bằng, ý thức bị mơ hồ. Để chứng minh điều này, có người đã ngủ lại trong tháp, sáng hôm sau ngủ dậy quả nhiên thấy váng đầu, mắt hoa, mê man, may mà có người kịp đến cứu. Có không ít du khách đến tham quan ở lại thời gian dài cũng có cảm giác như này. Hiệu ứng ấy có thể là: Chống mục rữa và gây mê.
Đến được Ai Cập để khảo sát sức mạnh trong tháp, phải vượt đường xá xa xôi, đi lại rất khó khăn. Vậy có thể nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được không? Thế rồi, có một nhà nghiên cứu nghĩ ra cách chế tác một mô hình Kim tự tháp để tiến hành nghiên cứu. Kết quả phát hiện Kim tự tháp thu nhỏ theo Kim tự tháp nọ cũng vẫn sản sinh lực bí ẩn kia và những hiệu ứng tương tự.
Người làm thí nghiệm này sớm nhất vẫn là Pabi. Ông dùng miếng gỗ mỏng, gọt thành hình tam giác có cạnh đáy 1 m, 4 miếng gỗ mỏng hình tam giác làm thành mô hình kim tự tháp, sau đó lấy nội tạng của động vật, thịt đã qua chế biến và trứng gà tươi để vào trong mô hình. Vài ngày sau lấy ra, những thứ này không hề bị phân hủy, không thối nát, trái lại vẫn tươi nguyên. Với thí nghiệm này, ông đã chứng minh Kim tự tháp có một sức mạnh đặc biệt tồn tại.
Thí nghiệm mô hình của Pabi càng kích thích học giả các nước. Các nhà nghiên cứu của Mỹ lại làm một mô hình thí nghiệm khác. Họ chia 1.000g thịt bò ra hai phần, 500g đặt trong mô hình Kim tự tháp tự chế, 500g còn lại để bên ngoài mô hình để đối chiếu, so sánh. Trong điều kiện nhiệt độ như nhau, thịt bò để trong mô hình 5 ngày sau hoàn toàn khô ráo, biến thành thịt bò khô, còn thịt để ngoài mô hình, chưa được 4 ngày đã bốc mùi.
Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đã làm một vài thí nghiệm khác. Họ lấy sữa như nhau đổ vào hai cốc, một cốc để trong Kim tự tháp chế, còn cốc kia để bên ngoài, sau 50 giờ, cốc sữa trong mô hình đã thành phomát, chưa biến chất, còn cốc kia dã chua loét, biến chất.
Về sau, các nhà nghiên cứu đã thay đổi cách thí nghiệm. Họ thu nhỏ mô hình Kim tự tháp, đặt rất nhiều mô hình nhỏ này lên trên bàn, sau đó đặt những vật phẩm thí nghiệm lên trên nóc mô hình mà không phải đặt vào bên trong, sao đó quan sát kết quả. Trước tiên đặt một bình chứa rượu Wishky, sau 8 giờ vị của rượu biến thành ngọt, đậm đà hương thơm. Sau đó lại đặt thuốc lá thơm lên trên đỉnh mô hình, một giờ sau lấy ra hút, thấy thuốc thơm hơn. Tiếp sau đó lại đặt nước quít lên trên, sau 3 giờ bắt đầu có thay đổi, 5 giờ sau nước quít mất vị chua trở nên ngọt, sau 72 giờ nước quít chia thành 3 lớp tương đối rõ ràng, lớp trên trong suốt, lớp giữa nửa trong suốt, nước dưới cùng cặn lắng, còn bình nước khác để ở xa mô hình, 72 giờ sau vẫn chua.
Sau khi qua rất nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của lực trong tháp. Vậy, lực trong Kim tự tháp có thể ứng dụng trong y học lân sàng hay không? Về việc này, một bác sĩ nha khoa nổi tiếng của Mỹ cũng đã có một thí nghiệm, ông dùng hợp kim nhôm làm 72 mô hình Kim tự tháp nhỏ, treo trên trần nhà của phòng đIều trị của mình, ông chữa răng cho những người bị đau răng ở dưới những mô hình này, hiệu quả tương đối rõ, người bệnh bớt đau hơn, sau mổ hồi phục nhanh hơn.
Nhưng, cho đến nay các nhà khoa học vẫn không rõ nguồn gốc tạo nên "Sức mạnh trong Kim tự tháp" có từ đâu?
Ngọc Anh (tổng hợp)