Khám phá tên lửa Mỹ IS đang sở hữu khiến máy bay Nga 'nể sợ'

Khám phá tên lửa Mỹ IS đang sở hữu khiến máy bay Nga 'nể sợ'

Chủ nhật, 20/11/2016 06:45

Sau 10 năm ròng nghiên cứu, Mỹ đã nâng cấp tên lửa phòng không chủ lực Stinger, thu hút sự chú ý của nhiều nước, thậm chí cả IS.

Trang Defense News đưa tin, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa Stinger từ hệ thống phóng mới nhất sau quá trình nâng cấp liên tục trong 10 năm ròng rã tại bang Florida. Trước đó, chính phủ Mỹ đã quyết định chi 11 triệu USD cho chương trình nâng cấp hàng nghìn tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger này.

Theo thông báo của quân đội Mỹ, các cuộc thử nghiệm thế hệ tên lửa nhằm kiểm tra khả năng đánh chặn các hệ thống máy bay không người lái, tên lửa hành trình, pháo binh hay bất kỳ loại súng cối nào trên chiến trường của tên lửa Stinger.

Quân sự - Khám phá tên lửa Mỹ IS đang sở hữu khiến máy bay Nga 'nể sợ'

Tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ được nhận định là “mối đe doạ” của máy bay Nga

“Stinger được phát triển dựa trên lý thuyết của tên lửa phòng không có hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại, nhưng được biến thể sang dạng tên lửa vác vai nhằm tăng khả năng di động trên mặt đất”, thông báo của quân đội Mỹ cho biết.

Dù những thế hệ đầu tiên của tên lửa này đã được chế tạo từ đầu thập niên 80 nhưng đến nay, Stinger vẫn thể hiện sức mạnh đáng sợ với bất kỳ mục tiêu nào trong tầm ngắm.

 “Sát thủ” diệt máy bay

Tên lửa vác vai thế hệ mới này phát huy khả năng tối ưu khi được lắp đặt trên xe chiến thuật có thể quay 360 độ, nâng cao khả năng đánh chặn ở mọi góc độ. Điều đó có nghĩa nó có thể phát hiện và phóng đạn chống mục tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khả năng phòng thủ được tăng lên gắp nhiều lần. Các chuyên gia quân sự nhận định rằng Stinger thực sự là “mối đe doạ” cho các chiến đấu cơ bay tầm thấp và trực thăng của Nga.

Quân sự - Khám phá tên lửa Mỹ IS đang sở hữu khiến máy bay Nga 'nể sợ' (Hình 2).

Biến thể mới của Stinger có thể vừa vác vai và lắp đặt được trên xe chiến thuật quay 360 độ, máy bay chiến đấu.

Về đầu đạn, Stinger được trang bị các đầu đạn lớn hơn những tên lửa thế hệ cũ, được cải tiến để có thể phóng được từ nhiều loại phương tiện khác nhau. Những điều mới này càng thể hiện tính đa dụng của Stinger khi quân sỹ sử dụng có nhiều sự lựa chọn, không nhất thiết phải vác vai.

Từ cuối năm 2015, các tay súng của IS gây bất ngờ cho binh sỹ các nước khi sử dụng nhiều tên lửa phòng không vác vai Stinger gây nhiều thiệt hại nặng nề tại “chảo lửa” Syria. Nhiều vị tướng trên trận địa đã xác nhận thông tin này khi phiến quân sử dụng tên lửa Stinger của Mỹ bắn rơi nhiều máy bay Không quân Syria và các chiến đấu cơ của quân đội chính phủ.

Thượng tướng Nga Andrei Kartapolov cho rằng nếu quả thật IS đang sở hữu các hệ thống tên lửa này thì cần phải đưa ngay vấn đề trên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trước đó, Mỹ từng bí mật cung cấp cho quân đội Afghanistan tên lửa Stinger thế hệ đầu từ năm 1986.

Cũng trong lịch sử chiến đấu, Stinger từng làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan khi chống hạ được nhiều trực thăng và máy bay của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, đến nay giới chức quân sự quốc tế vẫn chưa điều tra được vì sao IS có thể sở hữu mẫu tên lửa này.

Mỹ sẽ “soán ngôi” Nga trên thị trường xuất khẩu?

Theo nguồn tin từ nhà thầu quân sự Raytheon, quân đội Ấn Độ đã quyết định mua hơn 245 tên lửa Stinger cùng các hệ thống phóng để lắp đặt trên trực thăng của nước này. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ và Mỹ cũng đã xác nhận thông tin này.

Quân sự - Khám phá tên lửa Mỹ IS đang sở hữu khiến máy bay Nga 'nể sợ' (Hình 3).

 Tên lửa phòng không Stiner được sử dụng chủ đạo trong quân đội Mỹ. Ảnh: Sputnik

Đại diện công ty Raytheon, ông Duane Gooden cho biết Ấn Độ đã nhận ra rằng tên lửa phòng không Stinger là thành phần không thể thiếu cho các chiến đấu cơ. “Nguyên nhân bởi Stinger tăng khả năng công kích, hỗ trợ máy bay tiêu diệt được những mối đe doạ nguy hiểm nhất”, ông Gooden nói.

Trước đó, Nga cũng đã từng giới thiệu và chào bán tên lửa Verba 9K333 tại triển lãm quân sự Defexpo tổ chức tại Ấn Độ. Đại diện tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Sergei Goreslavsky tuyên bố trong buổi triển lãm: “Chúng tôi tin rằng tên lửa Verba sẽ thu hút được sự quan tâm của quân đội Ấn Độ và các đối tác ở những khu vực khác. Từ trước đến nay, Nga giữ truyền thống là một trong những nước chế tạo vũ khí phòng không hàng đầu trên thế giới, hệ thống tên lửa vác vai di động cũng nằm trong số đó”.

Tuy nhiên điều đáng tiếc là thông điệp từ phía Nga đã không gây ấn tượng với giới chức Ấn Độ. Bên cạnh thoả thuận về tên lửa Stinger với Mỹ, Ấn Độ còn quan tâm đến các loại trực thăng chiến đấu, vũ khí, radar, thiết bị điện tử hiện đại mới từ đất nước này.

Theo Sputnik, trước sự kiện trên, giới quan sát quốc tế nhận định rằng sự lựa chọn này của Ấn Độ không thể chứng minh rằng vũ khí Nga đang dần mất đi vị thế tại đất nước này. Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định rằng Nga vẫn đang giữ vị trí thứ nhất trong danh sách những đối tác quân sự của quốc gia. Thực tế Mỹ mới là đối tác quân sự thứ hai của Ấn Độ dù lượng vũ khí cung cấp trong thời gian vừa qua có tăng. 

Phương Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.