Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên

Nguyễn Phi Long

Nguyễn Phi Long

Thứ 6, 14/01/2022 12:43

Tọa lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh của Tp.Đà Lạt, Thánh thất Cao Đài Đa Phước là một công trình tôn giáo nổi bật với kiến trúc đặc sắc và vẻ bí ẩn.

 

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên

Ẩn sâu trong núi rừng ngàn thông là những công trình tôn giáo đầy màu sắc ấn tượng, phản ánh văn hóa, nếp sống của mỗi người dân theo đạo tại Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và có giá trị cao về mặt kiến trúc và di sản.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 2).

Trong số đó, phải nhắc đến một công trình tôn giáo nổi bật của đạo Cao Đài – đó là Thánh thất Đa Phước hay Thánh thất Đà Lạt, thuộc Tòa thánh Tây Ninh, tọa lạc tại phường 11, Tp.Đà Lạt.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 3).

Cùng với Phật giáo và Công giáo, đạo Cao Đài là một trong những tôn giáo rất phát triển ở khu vực phía Nam và là chỗ dựa tinh thần của rất nhiều người dân Nam Bộ. Đạo Cao Đài dung hợp các yếu tố của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, đồng thời tôn thờ triết lý của Thông linh giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 4).

Là tôn giáo nội sinh của Việt Nam, có “tuổi đời” còn khá trẻ nhưng đạo Cao Đài vẫn khẳng định được chỗ đứng với hàng triệu tín đồ. Cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài có kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng, thể hiện sự hòa hợp của các yếu tố tâm linh dung hòa, sự hòa quyện một cách đặc biệt của các yếu tố triết học phương Tây và phương Đông.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 5).

Với tổng diện tích 1627 m2, Thánh thất Đa Phước là một trong những công trình lớn nhất Việt Nam hiện nay với với hàng nghìn tín đồ sinh hoạt đạo. Đền thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1938 đã giúp truyền bá tôn giáo này trong khu vực để phát triển đến quy mô như ngày nay.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 6).

Trao đổi với Người Đưa Tin, Ông Trần Văn Minh, Phó Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài tại Lâm Đồng cho biết, Thánh Thất Đa Phước được xây dựng từ năm 1938 vào dịp lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc Cao Đài, tòa thánh Tây Ninh cử lên Tp.Đà Lạt làm công tác truyền đạo. Từ lúc đó ông đảm nhiệm phụ trách công việc của đạo Cao Đài tại khu vực Lâm Đồng. Tín đồ đầu tiên của đạo cao đài tại Tp.Đà Lạt là ông Nguyễn Văn Chất (1891-1972), sau này ông được tòa thánh Tây Ninh cử làm Đầu Tộc Đạo Đà Lạt và cai quản Tộc Đạo Đà Lạt. Cùng với sự phát triển của đạo Cao Đài tại khu vực phường Đa Phước được đẩy mạnh nên thánh thất Tây Ninh đã quyết định nâng cấp Thánh thất Đa Phước thành trung tâm của đạo Cao Đài tại Tây Nguyên.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 7).

Tuy nhiên, dự án này đã bị ngưng lại do có những biển động của lịch sử sau đó. Dưới sức ép từ chính quyền Ngô Đình Diệm nên đạo Cao Đài nói chung và một số đạo khác gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, sau sự kiện đảo chính vào năm 1963 thì Trấn Đạo (Đơn vị hành chính tôn giáo của đạo Cao Đài tương đương 5 tỉnh) đã đặt trụ sở tại Tp.Đà Lạt và thời gian này đã thu hút gần 6.500 tín đồ theo đạo.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 8).

Cho đến sau năm 1975, đạo Cao Đài tại Tp.Đà Lạt có sự chững lại về phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, nhưng đến năm 1997, nhà nước công nhận tư cách Pháp nhân của đạo Cao Đài các tín đồ trong đạo lại vô cùng phấn khởi và tiếp tục các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại Tp.Đà Lạt. Tính đến nay, Thánh thất Cao đài Đà Lạt đã có 5 họ đạo và quy mô khá lớn với 54 chức sắc và chức việc, hơn 80.000 đạo hữu.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 9).

Về kiến trúc tổng thể, ông Trần Văn Minh cho biết thêm,Thánh thất Đa Phước Đà Lạt được xây dựng theo mẫu số 2 của Tòa thánh Tây Ninh với cấu trúc có đầy đủ Tam Đài là: Hiệp Thiên Đài nằm phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau. Mỗi khu vực đều mang chức năng và sắc thái đặc trưng tiêu biểu giống như ở Tòa thánh Tây Ninh. Nhưng một số chi tiết trong trang trí được thay đổi, góp phần làm điểm nhấn ấn tượng cho Thánh thất Đà Lạt.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 10).

Thánh thất Đa Phước được xây dựng trên đỉnh đồi cao trên 1.500m so với mực nước biển nên khi bước vào cổng, người tham quan phải qua rất nhiều bậc thềm. Những tín đồ cũng như du khách tham quan quan niệm, trước khi đến Thánh thất thăm viếng, con người ta phải bước qua nhiều bậc thềm để rũ bỏ những muộn phiền, lo toan. Từ đó giữ cho tâm tịnh, thanh thản trước khi dâng hương cầu mong cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Mỗi người khi hành lễ tại tòa Thánh hoặc Thánh thất đều phải quỳ lạy kính cẩn có thứ tự, không ồn ào, biểu hiện rõ sự tôn nghiêm và nghiêm túc trong tổ chức của Đạo.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 11).

Từ ngoài vào trong, tất cả điều được chạm trổ công phu với nhiều họa tiết nổi, màu sắc vàng bắt mắt và các hình dạng độc đáo. Không gian thoáng với nhiều ô cửa kết hợp làm nên khu tòa thánh oai nghiêm, lộng lẫy như chốn tiên cảnh, nơi ngự của các bậc tiên nhân.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 12).

Ngay phía trước khu vực lối vào là 4 cột Long Hoa lớn tượng trưng cho các giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa của nhân loại. Bên trong, một bức vẽ có tên là Cân Công Bình, mô tả một bàn tay đang cầm cán cân đặt trên quả địa cầu tượng trưng cho công lý. Các bức tường và cột nhà có màu sắc tươi sáng với ý nghĩa quan trọng: màu vàng tượng trưng cho Phật giáo, màu xanh lam cho Đạo giáo và màu đỏ cho Nho giáo.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 13).

Thánh thất còn có một bức tranh lớn vẽ biểu tượng Thiên Nhãn – hình ảnh quan trọng nhất trong đạo Cao Đài, tượng trưng cho Thượng Đế. Nó nhắc nhở những người theo đạo rằng Thượng đế đang trông chừng toàn bộ thế giới và về phần mình, họ phải luôn tự giáo huấn, tuân theo những gì giáo lý răn dạy.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 14).

Khi đến Thánh thất, tất cả tín đồ đạo Cao Đài đều phải mặc đồ trắng. Người nhập môn đều phải giữ 1 tháng 10 ngày ăn chay liên tục. Hàng năm có 24 đàng cúng thường và 9 đàng cúng bất thường... Bên cạnh đó, các tín đồ phải thực hiện và tuân thủ Tứ đại điều quy. Nếu phạm “luật” sẽ chịu thập hình của Đức lý giáo tông. Đặc biệt, các tín đồ phải ghi nhớ Ngũ cấm giới như: Bứt nhứt sát sanh, nhì bất du đạo, tam bất tà dâm, tứ bất tửu nhục, ngũ bất vọng ngũ.

Văn hoá - Khám phá vẻ đẹp của Thánh thất Cao Đài trên cao nguyên Lâm Viên (Hình 15).

Vào ngày lễ, các tín đồ theo đạo lại tới hành hương ở đây rất đông. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay Thánh thất Cao Đài Đa Phước đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của rất đông các tín đồ theo đạo ở khắp các vùng miền khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, họ Đạo Đa Phước cũng đang tiếp tục xây dựng lại điện thờ Phật Mẫu, cùng với thánh thất đã tạo nên một cảnh quan kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo, góp phần tô điểm thêm vào bức tranh độc đáo của Tp.Đà Lạt, trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn cho các du khách khi đến với vùng đất cao nguyên này.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.