Zing đưa tin, Honami Yoshida (SN 1974) sinh ra trong một gia đình có 3 chị em, cha mẹ đều làm bác sĩ. Cô từng sống ở Mỹ 2 năm khi cha mẹ làm việc tại Cao đẳng Y tế Texas.
Năm cô 30 tuổi, khi đang làm bác sĩ sản khoa tại Đại học Nagoya, Nhật Bản, Yoshida kết hôn với chồng là chuyên gia nghiên cứu về SARS, AIDS và cúm gia cầm. Giống như những người phụ nữ khác sau khi kết hôn, Yoshida phải đi làm vất vả và cuộc sống của cô luôn bận rộn.
Vợ chồng Yoshida ban đầu dự định sẽ sinh 3 con, nhưng sau 8 năm, họ đã lần lượt sinh đến 5 người con.
Con gái lớn hơn một tuổi của Yoshida một mắc bệnh hen suyễn nên thời gian riêng tư dành cho cô dường như là không có. Điều này khiến Yoshida cảm thấy bị quay cuồng, rất nhiều dự định muốn làm nhưng không có thời gian khi phải chăm con, cô lo sợ mình khó thăng tiến trong sự nghiệp.
Vì vậy, Yoshida quyết định đi du học để nghiên cứu thêm và chuẩn bị cho kế hoạch chuyển đổi công việc trong tương lai. Sau khi bày tỏ nguyện vọng muốn sang Harvard học thạc sĩ, cô nhận được sự ủng hộ từ gia đình và nhất là từ người chồng của mình.
Sau khi kết hôn một năm, Yoshida cùng chồng sang Đức du học. Để đảm bảo hoàn thành khóa học, cô vừa học ngoại ngữ, vừa thực tập về sản khoa tại bệnh viện. Năm 2004, trong khi tập huấn tại một bệnh viện ở Frankfurt, Yoshida sinh con đầu lòng. Hai năm sau, cô trở về Nhật Bản làm việc tại một bệnh viện phụ sản ở Tokyo và sinh em bé thứ 2.
Dù vậy, Yoshida cảm thấy may mắn khi có người chồng tâm lý và thương yêu vợ hết lòng. Anh chủ động hướng dẫn bà xã chuẩn bị hồ sơ, vừa giúp cô làm việc nhà - điều được xem là hiếm thấy ở đàn ông Nhật Bản.
Theo VN Express, ngoài chia sẻ gánh nặng với chồng, cô còn có một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian, đó là đi ngủ sớm và dậy sớm. Yoshida thường ngủ cùng lúc với con, sau đó thức dậy lúc 3 giờ sáng. Cô có 3 giờ hoàn toàn thuộc về mình. Đây chính là khoảng thời gian người mẹ dùng để nạp kiến thức nhiều nhất có thể.
Yoshida áp dụng triệt để quy tắc "hòn đá lớn", "những viên đá nhỏ và cát mịn", tức là ngoài thời gian cố định cho từng việc, cô tận dụng các khoảng thời gian lẻ tẻ như nghỉ trưa, đi tàu điện để học, gấp quần áo khi kể chuyện cho con, nghe học âm thanh trong khi rửa bát... Bằng cách này cô tận dụng được mọi thời gian bị phân mảnh. Lúc này cô đã mang thai đứa con thứ 3.
Sau 6 tháng không ngừng kiên trì, cuối cùng cô cũng nhận được thư nhập học của trường y tế công cộng Harvard.
Năm 2008, gia đình Yoshida đến Boston sinh sống. Đây là thời điểm không hề dễ dàng, bởi ở Harvard luôn có những người quyết tâm hơn, chăm chỉ hơn Yoshida. Khi bị quá sức, cô áp dụng quy tắc xin trợ giúp. Cô thuê một bảo mẫu giúp nấu ăn, dọn nhà vài buổi trên tuần. Trong việc học, cô cũng xin giúp đỡ ở giai đoạn đầu khi trình độ tiếng anh của mình chưa cao.
Yoshida không phải kiểu phụ nữ mạnh mẽ, hy sinh gia đình cho sự nghiệp. Trái lại, cô là một vợ dịu dàng và mẹ vợ kiên nhẫn.
Năm 2012, Yoshida tốt nghiệp Harvard với kết quả xuất sắc và gia đình dự định trở về Nhật Bản. Điều khó tin là lúc này, cô lại mang thai đứa con thứ tư.
Khi về nước Yoshida trở thành giám đốc nghiên cứu của Phòng nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp, Viện khoa học y tế quốc gia Nhật Bản, chuyên nghiên cứu các vấn đề chăm sóc mẹ con.
Không lâu sau cô đã xuất bản cuốn tự truyện "Yoshida Doctor Harvard School", ghi lại tất cả hành trình của mình cho những người không bao giờ quên giấc mơ của họ và không muốn thỏa hiệp với cuộc sống khó khăn.
Một cuốn sách khác "Bởi vì không có thời gian, mọi thứ đều có thể được thực hiện", cũng được viết cho chúng ta biết, khi theo đuổi hai hoặc ba mục tiêu cùng một lúc, những lý tưởng khác nhau sẽ kích động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và mở rộng tầm nhìn của bạn. Điều quan trọng nhất là trong quá trình theo đuổi ước mơ, càng khó khăn bạn sẽ càng mạnh mẽ và táo bạo. Khi cuốn sách được xuất bản, cô đang mang thai đứa con thứ năm.
Sau đó Yoshida vẫn thuận lợi lấy bằng tiến sĩ Đại học Nagoya. Hiện Yoshida có vị trí cao trong Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Quốc gia Nhật Bản.
Đăng Khoa (T/h)