Trần Văn Hiệu trở về với hai bàn tay không lành lặn, lấy được vợ nhưng không đủ tiền làm nhà. Bởi vì, hai bên gia đình đều nghèo cả. Nhiều lần anh đi vay tiền làm nhà nhưng ai cũng hoài nghi về sự tu chí của anh.
Chân dung đại ca giang hồ Trần Văn Hiệu
Để thoát khỏi cảnh nghèo túng, Hiệu lại một lần nữa ra đi. Anh lên đường vào TP.HCM làm nghề buôn đầu video, băng đĩa lậu. Một năm sống nơi phố thị, bóng dáng của người vợ đảm đã kéo anh trở về. Anh thấy chán nản những việc làm không chính danh ấy. Và rồi, anh cũng mang được 10 triệu đồng ra Bắc làm vốn. Ở nhà, vợ Hiệu cũng tằn tiện nuôi con lợn, con gà. Ngày về, hai vợ chồng tập trung chăn nuôi, xin xã lấp cái sông làm nhà. Có mấy chục triệu đồng làm vốn, Hiệu lặn lội đi tìm hiểu xem mọi người kinh doanh như thế nào. Anh chị quyết định mở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng.
Nghị lực của anh được tôi luyện cùng với những năm thử thách khắc nghiệt nhất. Anh Hiệu bảo: “Tôi sống giữa những người nghiện, nhưng có lẽ cả bãi vàng chỉ có mình tôi không dùng ma túy”. Chính vì thế, khát vọng làm giàu, thoát nghèo ngày trở về đốt cháy trong con người tên trùm giang hồ ngày nào. Đến nay, anh có một cửa hàng bán vật liệu xây dựng do vợ quản lý, có xe chở hàng đi các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, vợ chồng anh cũng có thêm mấy chiếc ô tô du lịch chở khách theo hợp đồng. Trên các cung đường Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh xe của Trần Cò đã quá quen thuộc. Tổng tài sản của vợ chồng anh Hiệu cũng đến con số vài tỷ đồng.
Không nhận mình giờ đã giàu, cơm áo không phải lo nhưng anh vẫn cố gắng kinh doanh. “Mục đích của vợ chống tôi giờ là làm ăn chân chính, kiếm tiền để nuôi các con ăn học chu đáo”, anh Hiệu tâm sự. Phải chăng, từ cuộc đời sóng gió của anh đã trải quá, anh muốn làm tất cả để bù đắp cho con.
Trong cuộc trò chuyện với tôi, anh có hé lộ tham vọng thành lập tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề. Anh đã mua đất ở Móng Cái, dự định xây nhà và tạo dựng một đầu mối xuất khẩu gạo. Một tháng trước anh ra Móng Cái để khảo sát thị trường và lập phương án kinh doanh. Tuy nhiên, anh Hiệu cho biết vướng mắc bây giờ vẫn là tìm người quản lý. Anh không muốn đưa vợ con ra Móng Cái, bởi theo anh đây là vùng đất thuận cho buôn bán kinh doanh nhưng không lành cho việc học hành, tu dưỡng đạo đức của trẻ nhỏ.
Đến giờ, sau những gì đã trải nghiệm của hơn nửa cuộc đời, anh tin rằng mọi chuyện có nhân quả. Những lúc an nhàn, thư thái anh vẫn đến thắp hương tại một ngôi điện thờ gần nhà, lắng nghe những lời căn dặn của tiền nhân để giác ngộ chính bản thân mình. Anh tâm sự: “Tôi muốn được trả hết nghiệp chướng đã gây ra để từ đây được thanh thản”. Cảm cái tâm trong mỗi việc anh làm, tôi tin mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình anh.
Muốn làm lại cuộc đời cho các “đệ tử” Vẫn đau đáu với những người bạn đã gắn bó sinh tử thời trai trẻ, anh nói với tôi mà như đang độc thoại với chính mình: “Tôi có thằng bạn cùng thời đi đào vàng, cũng đâm thuê, chém mướn. Nó giờ đây rượu chè, nghiện ngập, tôi đang cải tạo nó để đưa ra Móng Cái trông coi việc kinh doanh ở đây. Nếu được tôi chỉ đi lại kiểm tra thôi”. Muốn giúp bạn, nhưng không phải giàu là cho nhau được. Anh muốn bạn hướng thiện, tự cải tạo mình để có một bến đỗ bình an như chính cuộc đời của anh. |
M.K