Khi các danh lam thắng cảnh khắp 5 châu bị chìm trong nước biển

Khi các danh lam thắng cảnh khắp 5 châu bị chìm trong nước biển

Thứ 2, 04/12/2023 | 14:54
0
Các quyết định được đưa ra tại COP28 sẽ định hình tương lai lâu dài của các thành phố ven biển trên Trái đất…

Climate Central, một nhóm nghiên cứu khí hậu phi lợi nhuận, gần đây đã công bố một nghiên cứu cung cấp cái nhìn rõ nét về cách nước biển dâng có thể gây ngập lụt, thậm chí nhấn chìm hoàn toàn, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới

Thế giới đang đối mặt với những hậu quả của biến đổi khí hậu khiến hành tinh nóng lên, bao gồm hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt chết người và sự tan chảy nhanh chóng của sông băng và băng trên khắp thế giới. Các nhà khoa học cho biết, sự gia tăng dần đều của mực nước biển toàn cầu sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ khi nhiệt độ tăng cao hơn.

Khi các nhà lãnh đạo và đại biểu toàn cầu tập trung tại Dubai để tham dự COP28 – Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của Liên Hợp Quốc, Climate Central đã minh họa rủi ro nếu các quốc gia không ngăn chặn được xu hướng nóng lên nhanh chóng của hành tinh. Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho thấy thế giới hiện đang trên đà nóng lên tới 2,9 độ C.

Sử dụng các dự báo mực nước biển dâng được bình duyệt (peer-reviewed) và độ cao cục bộ từ các mô hình của chính mình, Climate Central cho thấy những hình ảnh tương phản rõ rệt giữa thế giới hiện tại và tương lai thủy triều dâng, nếu hành tinh ấm lên đến 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong số 196 địa điểm trên khắp các châu lục trên thế giới mà Climate Central mô hình hóa, có các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai, UAE; Pháo đài Real Felipe ở Lima, Peru; Bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ; Cung điện Christiansborg ở Copenhagen, Đan Mạch; Quảng trường Thành phố Hoa (Huacheng Square) ở Quảng Châu, Trung Quốc; hay Văn Miếu Quốc Tử Giám (Temple of Literature) ở Hà Nội, Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám (Temple of Literature) ở Hà Nội, Việt Nam

“Các quyết định được đưa ra tại COP28 sẽ định hình tương lai lâu dài của các thành phố ven biển trên Trái đất, bao gồm cả Dubai”, ông Benjamin Strauss, nhà khoa học trưởng và CEO của Climate Central cho biết.

Các nhà khoa học khí hậu đã báo cáo rằng thế giới ấm hơn khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nó đang trên đà vượt qua mức nóng lên 1,5 độ C trong những năm tới – một ngưỡng quan trọng mà các nhà khoa học cho rằng con người và hệ sinh thái sẽ phải vật lộn để thích nghi.

Bảo tàng Ermitazh (State Hermitage Museum) - bảo tàng nghệ thuật lớn thứ hai trên thế giới tính theo không gian trưng bày, ở St. Petersburg, Nga

Năm 2015, tại COP21 ở Paris, hơn 190 quốc gia đã thông qua Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, nhưng tốt nhất là ở mức 1,5 độ C.

Việc thế giới trên đà hướng tới mức ấm lên 2,9 độ C có thể đe dọa sự sống còn của các cộng đồng ven biển, các quốc gia vùng trũng và các quốc đảo nhỏ trên khắp thế giới.

Cung điện Christiansborg ở Copenhagen, Đan Mạch

Pháo đài Real Felipe ở Lima, Peru

Quảng trường Thành phố Hoa (Huacheng Square) ở Quảng Châu, Trung Quốc

“Sự tồn tại của những nơi này và di sản ở đó sẽ phụ thuộc vào việc liệu chính phủ và các nhà lãnh đạo ngành có thể đồng ý cắt giảm ô nhiễm carbon đủ mạnh và đủ nhanh để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C hay không”, ông Strauss nói.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố hôm 30/11 – ngày COP28 chính thức khai mạc, năm 2023 được coi là năm nóng kỷ lục. Mỗi tháng từ tháng 6 đến tháng 10 đều lập kỷ lục mới về nhiệt độ toàn cầu hàng tháng với biên độ rộng, trong khi nhiệt độ đại dương cũng đạt mức cao kỷ lục.

Bảo tàng Chhatrapati Shivaji Maharaj Vastu Sangrahalaya ở Mumbai, Ấn Độ

Nhiệt độ toàn cầu tăng cao này đang khiến các sông băng và tảng băng tan chảy ở mức báo động, làm bổ sung một lượng nước đáng kể cho các đại dương trên Trái đất. Ngay cả Nam Cực, lục địa biệt lập nhất hành tinh, cũng đang chứng kiến những hiện tượng tan chảy chưa từng có. Sự tan chảy của một số sông băng lớn hiện nay là điều không thể tránh khỏi và có thể gây ra những tác động tàn khốc đối với mực nước biển dâng trên toàn cầu.

Khoảng 385 triệu người hiện đang sống ở những khu vực cuối cùng sẽ bị nước biển tràn ngập khi thủy triều lên, ngay cả khi tình trạng ô nhiễm do hiện tượng nóng lên của hành tinh giảm đáng kể, theo Climate Central.

Sân bay Adelaide, Australia

Nếu chúng ta hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C, mực nước biển dâng vẫn sẽ ảnh hưởng đến các vùng đất với tổng cộng 510 triệu người sinh sống hiện nay. Nhưng nếu hành tinh ấm lên tới 3 độ C, thủy triều dâng cao có thể “nuốt gọn” các vùng đất nơi có hơn 800 triệu người sinh sống, một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Mặc dù những kịch bản này có thể nhiều thế kỷ nữa mới xảy ra, các nhà khoa học cho biết với mỗi mức độ nóng lên, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai, UAE

Tại COP28, các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ thảo luận cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang làm nóng hành tinh để ngăn chặn viễn cảnh bị chìm dưới nước của nhiều thành phố trên thế giới. Những cuộc đàm phán này luôn khó khăn, gây tranh cãi và bộc lộ những vết nứt sâu rộng giữa các phần của thế giới.

Minh Đức (Theo CNN, 9News, Climate Central)

VinFast là đại diện doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát biểu và trưng bày mẫu xe VinFast VF 9 tại COP28

Thứ 6, 01/12/2023 | 10:17
VinFast Auto (Nasdaq: VFS) (“VinFast”) công bố vinh dự là đại diện doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tham gia trình bày và trưng bày sản phẩm tại Hội nghị thường niên thế giới về biến đổi khí hậu COP28. Đây là một trong những hội nghị quốc tế quan trọng nhất với sự tham gia của các Nguyên thủ đến từ gần 200 quốc gia trên thế giới.

COP28: Cơ hội cuối cùng để thay đổi quỹ đạo khủng hoảng

Thứ 6, 01/12/2023 | 06:54
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã kêu gọi các nước chấm dứt việc sử dụng cái mà ông gọi là “gốc độc” của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tới quốc gia giàu dầu mỏ bàn về tương lai của nhiên liệu hóa thạch

Thứ 4, 29/11/2023 | 20:41
Hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 diễn ra ở Dubai – một thành phố công nghệ cao rực rỡ ở một đất nước tràn ngập Petrodollar (đô la dầu mỏ).
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Những điểm đáng chú ý trong cuộc cải tổ Nội các của Tổng thống Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:26
Việc Tổng thống Putin bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga “sẽ không làm thay đổi hệ thống điều phối hiện tại” về các vấn đề quốc phòng của đất nước.

Ông Blinken: Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ thường dân tại Rafah

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:05
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ khoảng 1,4 triệu thường dân người Palestine tại Rafah.

Tổng thống Nga Putin đưa ra quyết định bất ngờ, thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:53
Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ bổ nhiệm một nhà kinh tế trở thành Bộ trưởng Quốc phòng với mục tiêu tạo tiền đề giúp Nga đối phó với chiến tranh kinh tế.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.

Ông Blinken: Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ thường dân tại Rafah

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:05
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ khoảng 1,4 triệu thường dân người Palestine tại Rafah.