Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ

Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 13/10/2020 10:15

Ba mảnh xương được khai quật trong một mỏ than non ở Trung Quốc cho thấy khỉ đã tồn tại ở châu Á cách đây ít nhất 7 triệu năm.

Nhóm khảo cổ do Giáo sư nhân chủng học Nina G. Jablonski đến từ đại học Evan Pugh của Mỹ đã tìm thấy 3 con khỉ cổ xưa co ro trong một mỏ than cổ.

Vào ngày 9/10 vừa qua, các nhà cổ sinh vật học chính thức xác định ba mảnh hóa thạch thuộc về cùng một loài khỉ đã tuyệt chủng có tên khoa học là Mesopithecus pentelicus.

Cộng đồng mạng - Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ

Hình ảnh phục dựng những chú khỉ cụ tổ!

"Khám phá mới có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là những hóa thạch khỉ cổ nhất bên ngoài châu Phi và có thể là tổ tiên của nhiều loài khỉ hiện đại sống ở Đông Á", giáo sư hào hứng trình bày.

Tại khu di tích, họ đã tìm thấy 3 bộ xương đứng gần kề nhau, trong đó Jablonski cùng các cộng sự phát hiện 2 mảnh nằm gần nhau - xương hàm dưới và xương đùi - có thể thuộc về cùng một cá thể và một mảnh xương gót chân thuộc về một cá thể khác.

Cộng đồng mạng - Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ (Hình 2).

 

"Phân tích xương gót chân cho thấy loài "khỉ cụ tổ" này đã thích nghi để di chuyển nhanh nhẹn cả trên cây và dưới mặt đất. Không nghi ngờ gì nữa, sự linh hoạt này đã góp phần vào quá trình mở rộng phạm vi phân bố của chúng ra khắp các hành lang rừng từ châu Âu đến châu Á", Jablonski giải thích.

Hóa thạch xương hàm cũng tiết lộ khỉ Mesopithecus pentelicus ăn nhiều loại thực vật, từ lá, hoa, trái cây cho đến hạt, trong khi vượn dạng người sống cùng thời hầu như chỉ ăn trái cây.

Lý giải về việc loài "khỉ cụ tổ" này có thể sống sót trên Trái Đất biến đổi khi hậu đó là vì chúng có thể ăn thức ăn chất lượng thấp chứa nhiều cellulose.

Điều đó cho phép chúng không cần uống nước mà hấp thụ tất cả lượng nước cần thiết thông qua thức ăn.  

Cùng trong thời gian này, nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà cổ sinh vật học Catie Strong từ đại học Alberta ở Canada phát hiện một loài thằn lằn biển khổng lồ có mõm giống cá sấu từng thống trị các đại dương trong kỷ Phấn trắng.

Loài thương long mới có tên khoa học là Gavialimimus almaghribensis, sống cách đây khoảng 72 triệu năm. Chúng có mõm dài, hẹp với những chiếc răng đan xen vào nhau giống như cá sấu.

Cộng đồng mạng - Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ (Hình 3).

Con thương long Gavialimimus almaghribensis.

Mỗi loài thương long có thể tiến hóa để săn những con mồi cụ thể hoặc hình thành một phong cách săn mồi riêng biệt.  

Trong hơn 10 loài thương long được tìm thấy tại hệ sinh thái giống như biển nội địa ở Maroc, các cá thể đều có sự phát triển riêng, sự khác biệt về giải phẫu đã mang đến những bằng chứng đáng tin cậy về giả thuyết phân vùng trong hệ sinh thái giữa các loài thằn lằn biển.

"Điều này cho thấy những loài động vật săn mồi sống trong cùng thời điểm, ở cùng một nơi có thể phân nhánh và đi theo con đường tiến hóa riêng của chúng để tồn tại cùng nhau", Strong nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn Gavialimimus almaghribensis lớn đến mức nào nhưng riêng hộp sọ hóa thạch của nó đã dài gần 1m.

Các loài Mosasaurus nói chung được biết đến là một trong những động vặt săn mồi lớn nhất dưới đại dương thời tiền sử. Chúng có thể phát triển tới chiều dài 18m và nặng từ 15 đến 20 tấn.

Nguyên Anh (Nguồn Live Science/Sci-news)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.