Trên tạp chí khoa học Nature Astronomy có đăng một bài viết nói về giai đoạn cuối của Mặt trời và trang tin Sputnik đã đăng lại bài viết này. Nội dung của bài viết cho biết Mặt trời sẽ có nhiệt độ cao hết mức vào giai đoạn cuối của hành tinh này, cao đến mức sẽ tan chảy thành một tinh vân phát quang.
Với phần lõi bị thu hẹp và co lại, Mặt trời lúc này là một ngôi sao khổng lồ sẽ nuốt trọn Trái đất trên đường đi của mình. Theo các nhà khoa học, hiện tại Mặt trời đã đạt được một nửa tuổi thọ của mình là 5 tỷ tuổi. Khi lên đến 10 tỷ tuổi, phần lõi Mặt trời sẽ cạn kiệt hydro và hành tinh này sẽ lụi tàn.
Lý do là vì ánh sáng Mặt trời cứ mỗi 1 tỷ năm lại tăng mạnh 10% dẫn đến phần lõi dần dần cạn kiệt hydro. Mặt trời sẽ phồng lên do phản ứng hạt nhân bên ngoài lõi biến hành tinh này thành ngôi sao đỏ khổng lồ, nuốt trọn sao Thủy, sao Kim và đốt nóng Trái đất với tốc độ chóng mặt.
Tiếp đó, một nửa khối lượng của Mặt trời sẽ bị lớp ngoài thổi bay, phần lõi nóng lên và bắn ra tia cực tím cùng tia X khiến chúng biến thành quầng plasma. Cuối cùng, Mặt trời sẽ thành tinh vân hành tinh tỏa sáng trong 10.000 năm. Tuy nhiên, khi đó thì Trái đất của chúng ta cũng đã bị tiêu diệt.
Một trong những tác giả của nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn Albert Zijlstra thuộc Đại học Manchester ở Anh, nói: "Khi một ngôi sao chết, nó giải phóng một khối lượng khí và bụi - được gọi là bầu khí - vào không gian. Bầu khí này có thể bằng một nửa khối lượng của ngôi sao. Hiện tượng này có thể làm lộ phần lõi của ngôi sao, mà vào thời điểm này nó đã cạn kiệt nhiên liệu và tắt lụi”.