Nói về điệp khúc “rút kinh nghiệm”, mới đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải thốt lên tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/8, rằng: “Chúng ta thường có tình trạng cứ làm xong rồi là rút kinh nghiệm và sợi dây này nó dài từ năm này tháng nọ, rút hoài không hết”.
Thật nực cười, trong xử lý công việc, cán bộ nào cũng khẳng định mình làm đúng quy trình, nhưng khi vấn đề bị phanh phui có vi phạm gây oan, sai thì nhanh nhảu… rút kinh nghiệm. Cách nhận lỗi hời hợt, dễ dàng, thiếu sự “đánh đổi” như thế chắc chắn không có giá trị đích thực là bài học xương máu.
Quy trình – tức trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc. Còn “tuân” như thế nào lại tùy thuộc vào mục đích và kiến thức pháp luật của người áp dụng. Hậu quả nhãn tiền vụ xử lý hình sự đúng quy trình đối với quán cà phê Xin Chào đã khiến nhiều cán bộ lãnh đạo bị cách chức, vừa đau xót mà vừa… mắc cỡ với muôn dân.
Thế nên, khi tiến hành một công vụ chớ vội tự khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng đã làm đúng quy trình, mà nếu cần thiết chỉ cần nói là làm theo quy trình nghe cho… khiêm tốn; tránh “rủi ro” thành người xảo ngôn, bẽ mặt.
“Miệng nhà quan có gang có thép”, đã công khai tuyên bố làm đúng quy trình thì phải gan dạ chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Trước sau như một, đừng “lắp bắp” sẽ tạo dư luận không hay trong xã hội.
Như trường hợp của ông Võ Thành Long, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị nghi ngờ “lăn tăn” việc bổ nhiệm nhân sự cho hàng loạt người thân trong gia đình, là một ví dụ.
Ông Võ Thành Long, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Website Cục thuế BR - VT.
Được biết, hồi tháng 3/2015, ông Long bổ nhiệm vợ là bà Đỗ Thị Phương Ngọc giữ chức Trưởng phòng Thanh tra số 1, Cục thuế