Khi người Mỹ thích lao động chân tay

Khi người Mỹ thích lao động chân tay

Thứ 5, 24/10/2013 07:51

Khá phổ biến nếu như đi mua một chiếc áo “Made in China” hay một đôi giày “Made in Việt Nam” ở Mỹ. Bởi trừ giày New Banlance còn 25% sản lượng sản xuất ở Mỹ, tất cả các hãng sản xuất giày của quê hương Tổng thống Obama đều đặt nhà máy ở nước ngoài.

Một triết lý đơn giản của người Mỹ là sáng tạo, phát minh kỳ vĩ, sản xuất những sản phẩm tinh hoa có giá trị cao, rồi đẩy những sản phẩm giản đơn sang một nước khác tận dụng giá nhân công rẻ để giảm giá thành sản phẩm. Đây chính là thứ để Mỹ hay các nước phát triển khác tạo ra sự khác biệt bởi ưu thế giữa lao động trí tuệ với lao động chân tay là quá rõ rệt. Thế nên, Wal Mart là chuỗi siêu thị khổng lồ tại Mỹ mà khi đi mua sắm ở đó, bạn có cảm giác như mình đang đặt chân vào một cửa hàng của Trung Quốc, vì đa phần hàng hóa sản xuất ở quốc gia đông dân nhất thế giới ấy. Các hệ thống siêu thị khác, trung cấp như Target hay cao cấp hơn một chút là Macy’s, hoặc chuyên doanh đồ điện tử Best Buy tương tự.

Lạ & Cười - Khi người Mỹ thích lao động chân tay

Nhưng việc đẩy sản xuất các mặt hàng sử dụng lao động chân tay ra nước ngoài lại làm nước Mỹ mấy năm gần đây (đặc biệt là từ cuộc suy thoái 2007-2009) đối diện với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đỉnh cao tỷ lệ này là khoảng 9% năm ngoái và đến trước khi Chính phủ Mỹ bị đóng cửa mới đây là 7,3%. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái ở Mỹ, hai ứng viên Obama và Romney đổ lỗi cho nhau về việc làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ông Obama thì là tổng thống của giai đoạn 2009 - 2012, còn ông Romney chuyển phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Và cả hai cùng hứa hẹn sẽ đem công ăn việc làm trở lại nước Mỹ.

Mới đây, hệ thống Wal Mart tiết lộ kế hoạch họ sẽ ưu tiên cho hàng hóa sản xuất tại Mỹ thay vì nhập từ Việt Nam và Trung Quốc hay các nước khác. Kết quả, người Mỹ bắt đầu có thể mua một chiếc vỏ bọc điện thoại thông minh làm ở California, một cái lượm đồ chơi làm ở Pennsylvania, hay một cái vỏ máy tính làm ở Tennessy... được bày trên các kệ bán hàng của Wal Mart.

Cạnh tranh giá với hàng sản xuất ở Trung Quốc (theo tiêu chuẩn Mỹ) là điều khó khăn, nên Wal Mart dù khuyến khích vẫn đang từng ngày gây sức ép với các nhà sản xuất ở Mỹ giảm giá bán. Giá nhân công sản xuất vỏ bảo vệ điện thoại thông minh ở California lên tới 12 USD/giờ. Người Mỹ cũng được vận động rằng mua đồ sản xuất ở Mỹ là ủng hộ nước Mỹ vì nó tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ Trung Quốc đến mở nhà máy ở Mỹ đơn thuần vì giá trị kinh tế, do giảm được thuế nhập khẩu, giảm chi phí vận chuyển, và có dây chuyển sản xuất tự động mới để giảm bớt lao động, nhưng mới chỉ có một (Hãng Merchant House sản xuất giày lao động).

Như vậy là nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng dường không còn chỉ đi trên con đường đã đưa nó trở thành siêu cường độc tôn thế giới về kinh tế. Liệu có thể nào đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống 3% mà nước Mỹ sẽ quay trở lại sản xuất giày còn Trung Quốc sẽ sản xuất những con chip máy tính? Đó cũng chính là một điểm yếu của đảng Dân chủ trong con mắt của phe Cộng hòa.

Theo Thể thao Văn hóa

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.