Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 4, 09/08/2017 06:30

5 lần gửi đơn khiếu nại về một đáp án trong đề thi tiếng Anh, thí sinh muốn “đòi lại” có lẽ không chỉ là 0,2 điểm mà là lời giải thích thỏa đáng, xứng với niềm tin về sự công bằng trong giáo dục.

Trong những năm tháng học phổ thông, tôi và các bạn cùng lớp đã hơn một lần phát hiện ra sai sót của thầy cô trên bục giảng hay hy hữu hơn, trong đề kiểm tra. Trước thắc mắc của chúng tôi, thầy cô hoặc đỏ bừng hoặc tối sầm mặt, tỏ vẻ khó chịu khi bị học trò "sửa lưng" nhưng gần như tất cả đều nhận ra và điều chỉnh cái sai ngay lập tức. Nếu phát hiện ra lỗi trong bài kiểm tra, chúng tôi thường được “tặng” điểm cho những hạt sạn đó. Dù số điểm cộng không thay đổi được kết quả xếp hạng, đánh giá cuối năm, nhưng chúng tôi vẫn rất vui, cảm thấy tiếng nói của mình có trọng lượng.

Đa chiều - Khi quyền lợi của thí sinh không được đặt lên hàng đầu

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Đã qua rồi cái thời thầy cô viết nhầm, nói sai mà học trò vẫn ngoan ngoãn khoanh tay lên bàn và gật đầu răm rắp. Những thế hệ kế cận ngày càng được lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Ý kiến của các em có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và khiến người lớn rút ra được nhiều điều.

Còn nhớ năm 2015, khi phát hiện một câu hỏi trong đề thi môn Vật lý ở kì thi THPT Quốc gia có vấn đề so với đáp án bộ GD&ĐT đã công bố, cụ thể là các dữ kiện ở câu hỏi chỉ đúng về mặt Toán học mà chưa đủ ý nghĩa Vật lý, ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2015 đã quyết định cộng 0,2 điểm cho tất cả các thí sinh làm câu hỏi có sai sót. Áp dụng hướng giải quyết này vào thời điểm đó, bộ GD&ĐT chấp nhận làm "phật lòng" các thí sinh đã dành nhiều thời gian giải câu hỏi rồi khoanh đúng đáp án của bộ để đảm bảo quyền lợi của số đông thí sinh.

Nhưng dường như một bộ phận thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017 không "may mắn" như thế. Trong những "hạt sạn" to, nhỏ được nhặt  đề thi, phải kể đến từ "thấu cảm" gây tranh cãi ở môn Ngữ văn; đề thi GDCD có những tình huống pháp lý không rõ ràng, khó hiểu; một số mã đề thi Vật lý phải đính chính do "lỗi kỹ thuật"...

Đã nhiều ngày trôi qua kể từ hạn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng và chẳng mấy chốc các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển chính thức mà những vướng mắc của các em, của các thầy cô và chuyên gia giáo dục xung quanh đề thi năm nay vẫn là những dấu hỏi nằm im lìm trước dấu chấm lửng.

Thí sinh 5 lần gửi đơn khiếu nại về một đáp án trong đề thi tiếng Anh cho Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, mới đây em tiếp tục gởi đơn kêu cứu đến Thủ tướng Chính phủ. Tôi nghĩ rằng thứ mà em muốn “đòi lại” không chỉ là 0,2 điểm mà là sự công bằng và cơ hội cho rất nhiều thí sinh khác – vốn là điều kiện tất yếu trong môi trường giáo dục.

Tự hỏi các em biết đặt niềm tin ở nơi đâu, khi trách nhiệm vẫn ẩn mình sau những lời hồi đáp chưa thỏa đáng?

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.