Khi sĩ tử vào phòng thi ‘buộc chỉ con kiến càng’

Khi sĩ tử vào phòng thi ‘buộc chỉ con kiến càng’

Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Thu Thảo

Thứ 5, 27/10/2016 11:38

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2017 vừa được Bộ GD&ĐT chính thức công bố. Theo đó, ngoại trừ bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, Toán, Anh và các bài thi tổ hợp khác sẽ thi trắc nghiệm.

Vậy là một số sĩ tử bắt đầu ôm giấc mơ “trúng số độc đắc”?!

Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu thế nổi bật so với tự luận: kiểm tra được khối lượng kiến thức lớn, chấm thi nhanh, chống tình trạng học tủ và học vẹt.

Tuy nhiên sau một thời gian chạy theo phương pháp thi trắc nghiệm, người ta dần nhận ra nó chỉ phù hợp với một số môn khoa học tự nhiên và quay về với cách thức kiểm tra tự luận truyền thống. Bởi trắc nghiệm bắt đầu bộc lộ một số yếu điểm: Công tác soạn đề vất vả, không đánh giá được khả năng sáng tạo của người học, dễ quay cóp và mang tính may rủi cao. 

Với phương án thi tốt nghiệp này, học sinh khá – giỏi có thể “bình chân như vại” vì chỉ cần vận dụng nền tảng kiến thức, kĩ năng có sẵn cho phù hợp với cách thức làm bài mới. Với những người lười học, yếu kiến thức, đây cũng là một “cơ hội” để hoàn thành bài thi dù không nắm vững kiến thức.

Cafe8 - Khi sĩ tử vào phòng thi ‘buộc chỉ con kiến càng’

 Ảnh minh họa.

Mỗi thí sinh trong phòng thi sẽ có một mã đề riêng để làm bài nhằm phòng ngừa tối đa tình trạng quay cóp. Nhưng trắc nghiệm vẫn là trò chơi may rủi và xác suất chọn một phương án đúng trong mỗi bài thi lên đến 25%.

Hẳn các bạn vẫn chưa quên thông tin gây sốc trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua về một nam sinh “dính” 0 điểm môn Toán nhưng đạt 10 điểm môn Vật lí và 8 điểm môn Hóa học.

Nam sinh đó đã thú nhận rằng em không làm bài môn Toán, nộp giấy trắng. Riêng môn Vật lí và Hóa học thì đã “khoanh bừa” rồi ngủ gục và lại “khoanh bừa”. Ấy thế mà lại đạt điểm rất cao - như trúng số độc đắc.

Và biết đâu “lịch sử sẽ lặp lại” khi một vài sĩ tử bắt đầu ôm ấp những “ý tưởng” viển vông cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới: Vượt vũ môn bằng cách khoanh bừa, gieo xúc xắc, “buộc chỉ con kiến càng”…

Nên chăng chúng ta hãy vận dụng cách chấm điểm bài thi trắc nghiệm như một số nước trên thế giới: Câu trả lời đúng sẽ tính điểm, câu trả lời sai bị trừ điểm, không làm không tính điểm để hạn chế tối đa tình trạng “khoanh bừa”?

Ngọc Hùng

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.