Khi tập thể dục, phụ nữ có nên mặc áo ngực không?

Khi tập thể dục, phụ nữ có nên mặc áo ngực không?

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Chủ nhật, 19/07/2020 13:57

Nhiều phụ nữ không chú ý đến trang phục bên trong khi tập luyện và một số phụ nữ, đặc biệt là người ngực nhỏ, thường không mặc áo ngực thể thao khi tập thể dục.

Đời sống - Khi tập thể dục, phụ nữ có nên mặc áo ngực không?

Nên mặc áo ngực khi tập thể dục- Ảnh minh họa

Không mặc áo ngực thể thao vừa vặn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho các mô tuyến vú. Cấu tạo từ mô tuyến và mô mỡ, ngực có mô xơ gọi là dây chằng gắn vào thành ngực. Những dây chằng này không căng và do đó dễ bị chuyển động. Ngoài ra, còn có nhiều dây thần kinh nhạy cảm ở vùng “núi đôi” có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và chuyển động mạnh mẽ.

Vì vậy, cần phải mặc áo ngực thể thao trong khi tập luyện, ngay cả đối với người có “núi đôi” khiêm tốn, vì nó sẽ hỗ trợ bộ ngực và ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào.

Đây là 5 điều xảy ra nếu tập luyện thể dục, chơi thể thao mà quên mặc áo ngực:

Bị đau

Không mặc áo ngực thể thao trong buổi tập luyện, trọng lượng “núi đôi” có thể gây đau và khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến đau đầu. Một chiếc áo ngực thể thao sẽ giữ cho trọng lượng được phân bổ tốt trong khi tập luyện.

Một nghiên cứu vào tháng 2.2020 được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao lâm sàng cho thấy đau ngực do tập thể dục nhiều gấp 5 lần ở những vận động viên có ngực từ trung bình đến lớn so với những người có ngực nhỏ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nguy cơ bị đau tăng lên khi tăng thêm 1 tuổi, theo India.com.

Rạn da

Tập luyện mà không có áo ngực thể thao lâu dài có thể dẫn đến chảy xệ ngực và rạn da. Một chiếc áo ngực thể thao sẽ nâng đỡ bộ ngực và ngăn ngừa khỏi tổn thương mô.

Dây chằng bị ảnh hưởng

Những động tác nhảy và chạy sẽ làm ảnh hưởng đến dây chằng. Mặc áo ngực thể thao sẽ nâng đỡ cho dây chằng và vùng “núi đôi”, theo India.com.

Gây đau lưng và cổ

Trong khi chạy, “núi đôi” di chuyển lên xuống trung bình 8,5 cm và điều này không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra các vấn đề về cổ và lưng.

Gây chảy xệ

Dây chằng và da ở vùng ngực rất mỏng manh và lặp đi lặp lại trong quá trình tập luyện cường độ cao có thể kéo da và dây chằng. Điều này sẽ dẫn đến bộ ngực chảy xệ.

Trang Dung (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.