Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào?

Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 5, 07/05/2020 11:34

Được mệnh danh là thành phố huyền thoại Ai Cập, nhưng không ai biết tại sao Heracleion lại bị chôn sống chỉ sau 1 đêm.

Clip những người thợ lặn khám phá thành phố cổ 1.200 tuổi:

những người thợ lặn khám phá thành phố cổ 1.200 tuổi

Một trong những điều bí ẩn nhất đến nay chưa một ai giải thích được đó là thành phố Heracleion – Atlantis thứ 2 biến mất đầy bí ẩn.

Giống như nhiều thành phố và những đế chế huyền thoại khác, Heracleion đã biến mất không một dấu vết.

Cho đến hàng ngàn năm sau đó, một kho báu được kéo lên mặt nước và hàng triệu người đã chứng kiến khám phá kinh ngạc mang Heracleion trở lại với nhân loại vào năm 2000.

Đó chính là thành phố cổ Heracleion bị cuốn trôi xuống biển Địa Trung Hải, cách thành phố Alexandria 24,9km về phía Tây Bắc, chôn vùi dưới cát và bùn suốt hơn 1.200 năm.

Hiện nay, thành phố Heracleion vẫn nằm chìm sâu dưới nước 45,7m trong vịnh Aboukir.

Với sự khám phá ra Heracleion, vô số những bí ẩn đã được giải quyết và chúng ta đã có cách thể tìm hiểu nhiều hơn về quá khứ của nhân loại qua thành phố cổ đại này.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra mảng vỡ của tàu bị chìm, một kho báu vàng, và nhiều bức tượng khắc họa pharaoh bí hiểm.

Các thợ lặn còn thấy những quách bằng đá chứa xác ướp động vật cúng tế cho thần linh.

Đáng chú ý nhất là trong thành phố có tấm bia đá màu đen cao 2m chạm khắc hoàn hảo các ký tự từ thế kỷ 14 trước CN. Tấm bia kể về chuyện đánh thuế ở Ai Cập trong thời Nectanebo I.

Dưới đây là những hình ảnh của thành phố cổ Heracleion được tìm thấy dưới đáy biển:

Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào?

Một phiến đá khắc chữ gần như còn nguyên vẹn.

Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 2).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 3).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 4).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 5).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 6).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 7).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 8).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 9).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 10).
Cộng đồng mạng - Kho báu vàng của thành phố cổ 1.200 tuổi Ai Cập bị nuốt chửng như thế nào? (Hình 11).

Tất cả hiện vật đều bảo quản tự nhiên tốt một cách đáng kinh ngạc.

Thành phố Heracleion còn có tên là Thonis thuộc nền văn minh Ai Cập cổ đại từng phát triển mạnh trong thời kỳ các Pharaoh suy tàn. Lúc đó, Heracleion là bến cảng quốc tế và thu thuế chính của Ai Cập.

Rất nhiều người nhắc đến Heracleion, dù đến thế kỷ 19 chẳng có ai có thể chứng minh rằng nó đã từng tồn tại.

Nhà khảo cổ học đại dương Franck Goddio cho biết: "Những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng về việc xác định vị trí của thành phố nằm ở ‘Cửa biển của Hy Lạp. Chúng tôi có thể sẽ phải tiếp tục công việc điều tra Thonis-Heracleion thêm 200 năm nữa để có hiểu biết đầy đủ. Chúng tôi đã có một bức tranh phong phú về nhiều thứ như thương nghiệp đã xảy ra ở đó và tính nguyên sơ của nền kinh tế hàng hải trong giai đoạn cuối của người Ai Cập. Có rất nhiền thứ đến từ Hy Lạp và người Phenixi".

Rất nhiều những thành phố lớn giống như Heracleion, Alexandria và Canoups đã bị hủy diệt bởi những thảm họa thiên nhiên.

Tại sao một đế chế phồn thịnh lại có thể mất tích chỉ sau 1 đêm?

Những nhà nghiên cứu từ trường đại học Cambridge đã tiến hành một nghiên cứu về các mảng kiến tạo xa biển và đã khám phá ra rằng một sự nứt gãy địa chất có thể tạo ra một vụ động đất lớn và sóng thần vào năm đó theo chu kỳ 800 năm/lần.

Một cơn địa chấn khổng lồ cùng những đợt sóng thần 100m đã khiến tất cả chìm dưới đáy biển mà không một ai có thể tìm thấy dù chỉ là một hạt cát.

Những nhà khảo cổ học đại dương có lẽ một ngày nào đó cũng sẽ tìm thấy thành phố hay lục địa huyền thoại Atlantis.

Atlantis có thể đang nằm đâu đó dưới biển sâu, đang đợi được quay trở về với nhân loại một lần nữa, chấm dứt những hoài nghi trong lịch sử và tranh cãi của những nhà khảo cổ.

Minh Anh (Nguồn Daily.Jstor)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.