Khó cưỡng khỏi "sự quyến rũ" từ Trung Quốc, châu Âu đang "vẫy tay" tạm biệt người Mỹ?

Khó cưỡng khỏi "sự quyến rũ" từ Trung Quốc, châu Âu đang "vẫy tay" tạm biệt người Mỹ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 29/03/2019 15:00

Sau Italia, đến lượt Pháp và Đức - hai quốc gia lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ nguyện vọng trở thành một phần thân thiết với Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo từ đồng minh Mỹ.

Tiêu điểm - Khó cưỡng khỏi 'sự quyến rũ' từ Trung Quốc, châu Âu đang 'vẫy tay' tạm biệt người Mỹ?

Chủ tịch Trung Quốc có chuyến thăm tới châu Âu trong vài ngày qua.

Các thỏa thuận kinh doanh trị giá hơn 60 tỷ USD được cho là khía cạnh ít quan trọng nhất trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Italia và Pháp trong 5 ngày qua.

Khía cạnh quan trọng nhất trong chuyến công du lần này của nhà lãnh đạo Bắc Kinh chỉ đến khi Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận rằng Liên minh châu Âu muốn có một vai trò tích cực trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

“Chúng tôi, với tư cách là người châu Âu (EU), muốn đóng vai trò tích cực trong dự án. Điều đó sẽ cần phải có sự tương hỗ nhất định và chúng tôi vẫn còn hơi lo lắng một chút”, bà Merkel nói trong cuộc họp với Tổng thống Pháp Emanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker.

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Berlin đưa ra bất chấp áp lực từ Mỹ trong việc ngăn chặn các thỏa thuận BRI và đi ngược lại với bình luận của EU gần đây về việc sáng kiến của Trung Quốc là “hệ thống mang tính chất đối đầu”.

Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới châu Âu đang được theo dõi chặt chẽ ở Washington. Năm 2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính GDP toàn cầu ở mức dưới 85 nghìn tỷ USD, với Mỹ, EU và Trung Quốc chiếm tới 57,2 nghìn tỷ USD. Theo Ủy ban châu Âu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Mỹ và EU cũng được coi là đối tác lớn nhất của Trung Quốc.

Nhưng quan hệ thương mại giữa bộ ba vẫn còn nhiều khó khăn, với Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được tranh chấp thuế quan đang diễn ra và chính quyền Trump đã chỉ trích EU về những gì họ coi là chủ nghĩa bảo hộ trong các lĩnh vực như nông nghiệp.

Chuyến thăm của ông Tập tới châu Âu diễn ra sau khi Mỹ cảnh báo các đồng minh sẽ xem xét lại việc chia sẻ thông tin tình báo nếu Huawei của Trung Quốc được thuê để giúp xây dựng mạng 5G. Trong đó, Mỹ liên tục mô tả Huawei là một cửa hậu ảo cho chính quyền Bắc Kinh.

Các cảnh báo cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả, với việc Đức và Ủy ban châu Âu tuyên bố rằng các quốc gia thành viên có quyền loại trừ các công ty khỏi thị trường của họ vì lý do an ninh quốc gia, nhưng từ chối tìm kiếm lệnh cấm trên toàn lục địa.

Trung Quốc mở đường sang châu Âu

Trong một cú đánh khác vào thế giới đồng minh của Mỹ, hơn một nửa giá trị các thỏa thuận với Pháp-Italia mới được công bố của Trung Quốc là dưới dạng một đơn đặt hàng từ Bắc Kinh cho 300 máy bay Airbus - đối thủ lâu đời của Boeing, với danh tiếng đang bị suy giảm sau hai vụ tai nạn chết người ở Ethiopia và Indonesia.

Các thỏa thuận được đưa ra sau khi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào châu Âu giảm xuống 17,3 tỷ euro, giảm 40% so với mức 2017 và hơn 50% so với mức cao nhất năm 2016 là 37 tỷ euro, theo Viện nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại Berlin.

Viễn cảnh về một mặt trận chung của phương Tây chống lại Huawei dường như đang suy yếu khi châu Âu đang ngày càng hòa nhịp hơn Bắc Kinh.

"Mặc dù một số nhà lãnh đạo Pháp trước đây đã nói những điều không hay về Trung Quốc, thị trường khổng lồ của Trung Quốc và sự gia tăng quyền lực của nước này là những sự thật không thể bỏ qua", Zhou Rong, một nhà nghiên cứu cao cấp tại viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik.

Zhou lưu ý rằng Trung Quốc và Pháp có nhiều điểm chung về chính sách đối ngoại.

"Không giống như một số quốc gia khác, Trung Quốc và Pháp có truyền thống theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, không chịu tác động từ bên ngoài", nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết. "Năm nay là năm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và EU. Pháp là quốc gia chủ chốt của EU và châu Âu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế, do đó, liên hệ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Pháp là rất quan trọng".

Đồng thời, ông tin rằng chuyến thăm của ông Tập tới Italia là một cột mốc quan trọng trên con đường củng cố quan hệ Trung-Âu.

Tại sao châu Âu không thể bỏ qua lợi ích của Trung Quốc?

Theo Mikhail Belyaev, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (RISS), "Trung Quốc đang trở thành một lực lượng kinh tế và chính trị mà EU không còn có thể đơn phương đưa ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nước này".

"Trung Quốc là một nhà đàm phán lịch sự nhưng cứng rắn, khó thuyết phục", nhà phân tích nhấn mạnh. "Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ giải thích với châu Âu rằng không nên và không hợp lý khi áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn. Và châu Âu cũng hiểu rằng rất khó tồn tại nếu không có Trung Quốc, với những dự báo về sự phát triển của Trung Quốc và triển vọng vẽ lại bản đồ địa chính trị của thế giới".

Belyaev lưu ý rằng một trong những ví dụ về cách tiếp cận đó là quyết định của Italia khi tham gia BRI. Mặc dù hiện tại, Italia không phải là quốc gia mạnh ở châu Âu, nhưng quyết định của Rome là một dấu hiệu về sự chuyển hướng sang phía Đông của châu Âu, theo nhà phân tích.

"Pháp và Đức hiểu rằng Vành đai và Con đường là một xu hướng rất khó đảo ngược, bởi vì đây là một dự án chiến lược của Trung Quốc", ông nhấn mạnh. "Nó được hỗ trợ bởi cả nguồn lực tài chính và chính trị; đây là xu hướng thế giới quay về hướng Đông".

Ông cho rằng Paris và Berlin có thể sẽ thực hiện một cách tiếp cận chờ đợi, không giống như Italia, nước đang tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế của mình thông qua việc tham gia sáng kiến ​​Con đường tơ lụa mới.

Các nhà phân tích đánh giá, Paris và Berlin thấu hiểu rằng sự tham gia của châu Âu vào sáng kiến ​​do Trung Quốc lãnh đạo chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, do lợi ích chính trị của mình, họ sẽ cố gắng hoãn việc gia nhập Vành đai và Con đường càng lâu càng tốt.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.