Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp dệt may chật vật xoay xở

Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp dệt may chật vật xoay xở

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 29/05/2023 10:11

Ở kịch bản tích cực, xuất khẩu dệt may kỳ vọng có thể đạt 48 tỷ USD vào cuối năm 2023.

Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn

Thông tin trên Kinh tế & Đô thị, theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), bước sang tháng 4/2023, ngành dệt may tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,06 tỷ USD, giảm 20,6% so cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so cùng kỳ năm trước, tương đương gần 3 tỷ USD. Kể từ quý IV/2022 đến nay, xuất khẩu dệt may liên tiếp tăng trưởng âm.

Thống kê của Vinatex cũng cho thấy, cả 5 thị trường xuất khẩu chính của dệt may đều giảm so cùng kỳ năm trước. Đó là: Thị trường Mỹ tiếp tục giảm mạnh tới 30%, đạt 1,15 tỷ USD; thị trường EU giảm 9,7% so cùng kỳ, đạt 349 triệu USD; thị trường Hàn Quốc giảm 21%, đạt 237 triệu USD và thị trường Nhật Bản giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 4 tháng năm 2023, những thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ. Thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm trên 30%, thị trường EU giảm 12%, duy nhất thị trường Nhật Bản tăng 6,6%.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Công ty CP May 10 Thân Đức Việt nhấn mạnh, May 10 đang gặp phải những khó khăn nhất định như thiếu hụt đơn hàng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Vì vậy, May 10 chỉ duy trì sản xuất ở mức nhỏ lẻ.

“Năm 2023, được dự báo là một trong những năm kinh tế khó khăn do sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu và May 10 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự suy thoái. Những năm trước đây, May 10 có đơn hàng trước 9 tháng thậm chí là cả năm nhưng bây giờ doanh nghiệp cũng phải “ăn đong”, làm những đơn hàng dễ, giá thấp để duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”, ông Thân Đức Việt cho hay.

Hai năm chịu tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, nhưng ngành dệt may đã tổ chức sản xuất linh hoạt các sản phẩm mới chưa có trong tiền lệ và đã thành công, trở thành bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Với những định hướng đúng đắn của Vinatex trong xúc tiến thị trường và áp dụng linh hoạt các giải pháp căn cơ, hy vọng ngành dệt may sẽ sớm khởi sắc trở lại, tiếp tục trụ vững và phát triển.

Kinh tế vĩ mô - Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp dệt may chật vật xoay xở

Ảnh minh họa.

Dự báo một năm đầy thách thức với ngành dệt may

Theo Thời báo Tài Chính, các chuyên gia đánh giá trong năm 2023 ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức khi phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào, giá nhân công lao động và suy thoái kinh tế. Đáng lưu ý, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đẩy nhu cầu suy giảm trên cả thị trường trong nước lẫn các nước nhập khẩu lớn: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngoài ra, trong bối cảnh tỷ giá leo thang, đồng tiền ở một số nước nhập khẩu đơn hàng lớn có xu thế mất giá cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu ngành dệt may tại Việt Nam.

Tại thị trường nội địa, ngành dệt may chứng kiến sự tham gia của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực thời trang. Từ các hãng bình dân đến các thương hiệu xa xỉ đều đang muốn sở hữu thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân.

VITAS dự báo giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ đạt 45 đến 47 tỷ USD (tăng 7 đến 11% so với cùng kỳ) trong năm 2023. Mục tiêu này khá thách thức do phân ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quý IV/2022 và Vinatex cũng dự báo đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Trước tình hình khó khăn như hiện nay, Vinatex cũng đề ra một số giải pháp đồng bộ giúp các doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất và thu nhập cho người lao động. Trước hết, các doanh nghiệp cần duy trì, củng cố vị trí trong chuỗi cung ứng hiện có và tìm kiếm gia nhập các chuỗi cung ứng mới.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ, không trì hoãn các cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường, thực hiện chuẩn mực quản lý theo hướng kinh tế tuần hoàn mà các tổ chức, các thương hiệu lớn đã đặt ra cho toàn bộ thành viên trong chuỗi cung ứng.

Liên tục dự báo kết hợp với phân tích, cập nhật thị trường và đối thủ là điều cần thiết để có giải pháp sản xuất, kinh doanh linh hoạt nhất. Quan trọng là các doanh nghiệp cần tiếp tục đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực trẻ cho tương lai cần đổi mới, chuyển đổi của các đơn vị.

Nhấn mạnh về giải pháp ứng phó, Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường cho rằng, để có thể giải quyết tình hình sản xuất khó khăn kéo dài như hiện nay, các doanh nghiệp cần thông tin kịp thời đến người lao động và tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt để đáp ứng đơn hàng nhỏ lẻ.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu phương án tổ chức sản xuất giảm quy mô, tối thiểu hóa vốn lưu động, chỉ xem xét đầu tư chiều sâu nhưng vẫn giữ được sức mạnh cốt lõi để đáp ứng được xuất khẩu trong tình hình mới.

Dệt may dự liệu 2 kịch bản tăng trưởng năm 2023

Dệt may đưa 2 kịch bản tăng trưởng năm 2023, kịch bản tích cực có thể đạt kim ngạch 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.

Thông tin trên Doanh Nhân, về 2 kịch bản Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đặt ra hồi cuối năm ngoái về triển vọng 2023, hết 4 tháng đầu năm, một số chuyên gia đến nay vẫn nghiêng về kịch bản tích cực và cho rằng nước ta có cơ sở để đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 2023 cao hơn năm 2022. Đó là thông tin về các hiệp định thương mại là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Banglades, Myanma sang.

Ngoài ra, dệt may Việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Điều đó được xem là giải pháp để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất. Theo thống kê sơ bộ của Vitas, hiện dệt may đã nội địa hóa được khoảng 49%, trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến con số này sẽ được nâng lên mức 51 - 55%.

Xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm

Tổng trị giá xuất khẩu từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2023 đạt 118,58 tỷ USD, giảm 12,8%; trong đó nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ…

Theo Kinh tế Việt Nam, lý giải về nguyên nhân xuất khẩu giảm trong 4 tháng và nửa đầu tháng 5/2023, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.