“Kho lương” dự trữ "khủng" làm vơi đi nỗi lo trước mùa mưa lũ về ở Huế

“Kho lương” dự trữ "khủng" làm vơi đi nỗi lo trước mùa mưa lũ về ở Huế

Lê Công Thành

Lê Công Thành

Thứ 7, 11/06/2022 11:04

Không đợi “nước đến chân mới nhảy”, thời gian này, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chủ động trước các phương án để đối phó với các đợt thiên tai, bão lụt sắp tới.

Xây dựng “kho lương” dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền

Cụ thể, ngày 11/6, thông tin từ UBND tỉnh này, địa phương vừa ban hành Kế hoạch số 218/KH-UBND dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2022 nhằm đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, từ ngày 01/9 đến ngày 15/12 tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền phục vụ cứu trợ cho nhân dân khi có thiên tai, bão lụt xảy ra. 

Dân sinh - “Kho lương” dự trữ 'khủng' làm vơi đi nỗi lo trước mùa mưa lũ về ở Huế

Với "kho lương" dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn đã làm vơi đi nỗi lo trước mùa mưa bão về của người dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Cũng theo chỉ đạo, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế giao sở Công Thương tùy theo diễn biến tình hình thời tiết để chọn thời điểm dự trữ, thời hạn dự trữ phù hợp; chủ động nắm tình hình dự trữ các mặt hàng nước uống đóng chai, muối ăn, xăng dầu tại các doanh nghiệp trên địa bàn để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều động cứu trợ khi cần thiết.

Đối với phương thức hỗ trợ, sẽ hỗ trợ lãi suất vay trên giá vốn do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1099/NHNN-TD ngày 26/02/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với hỗ trợ chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa quy định: Chi phí lưu kho, bảo quản: 50 đồng/kg/tháng; Chi phí hao hụt: 0,3% giá trị hàng dự trữ. Ước tổng giá trị hỗ trợ: 150-170 triệu đồng.

Các doanh nghiệp tham gia bên cạnh quyền lợi được hỗ trợ về lãi suất vay ngân hàng trên giá vốn, chi phí dự trữ, bảo quản, thì nghĩa vụ của các doanh nghiệp sẽ là: Tổ chức dự trữ lượng hàng hóa theo quy định, đảm bảo chất lượng; đăng ký giá bán gửi về Sở Công Thương, thực hiện bán theo mức giá cam kết đối với số lượng hàng hóa dự trữ theo hợp đồng; chấp hành việc điều động cung ứng hàng hóa để cứu trợ bão lụt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền…

Đối với các hành vi không thực hiện đúng cam kết, hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa, không được xét nhận kinh phí hỗ trợ và bị truy thu các khoản kinh phí hỗ trợ liên quan đã được nhận; đồng thời sẽ không được tham gia các chương trình dự trữ  hàng hóa phòng chống lụt bão của tỉnh trong 2 năm tiếp theo, kể từ năm vi phạm.

Chủ động phòng, chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Trước đó, tại buổi làm Đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai  vào ngày 10/6, ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, công tác phòng chống thiên tai luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Tỉnh đã không ngừng nỗ lực, huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai cấp tỉnh, chỉ đạo lồng ghép, huy động mọi nguồn lực, các dự án, đề án thực hiện các nội dung về phòng chống thiên tai. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ tại các địa phương. Sẵn sàng phương án huy động vật tư, phương tiện; tổ chức sơ tán dân, đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra. Tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng phản ảnh trực tuyến Hue-S góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

Dân sinh - “Kho lương” dự trữ 'khủng' làm vơi đi nỗi lo trước mùa mưa lũ về ở Huế (Hình 2).

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm việc với tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng kính đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia, các Bộ ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí tiêu úng, sửa chữa các công trình thủy lợi nội đồng cho các địa phương để ổn định sản xuất.  Đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư cho các lực lượng quân đội, công an, các đơn vị và địa phương nhằm chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra. Tăng cường hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, lắp đặt hệ thống quan trắc cảnh báo thiên tai nhất là lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, trước hết là tại các đơn vị, địa bàn trọng điểm có nguy cơ sạt lở...

Tại buổi làm việc này, ông Trần Quang Hoài Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai  đã đánh giá cao công tác phòng chống thiên tai, bão lũ của tỉnh Thừa Thiên-Huế, đặc biệt ghi nhận kết quả mà tỉnh đã đạt được là địa phương  đứng đầu toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai năm 2021. Địa phương đã bảo vệ tốt cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của người dân.

Qua đó, ông Trần Quang Hoài cũng đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và các sở, ngành quan tâm cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp. Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, tỉnh cần rà soát, bổ sung và xây dựng mới các kế hoạch, phương án ứng phó với các loại hình thiên tai ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn. Làm tốt công tác chỉ đạo vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương.

Xây dựng các bản đồ sạt lở, bản đồ rủi ro thiên tai, thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, đê, kè bảo vệ bờ sông, bờ biển...

Lê Kông

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.