Nhóm Samaritans of Singapore (SOS) cho biết tỉ lệ này tăng 29% kể từ năm 2011 với nhiều thanh niên bị trầm cảm do căng thẳng thần kinh và đau khổ trong tình cảm đã quyết định tự kết liễu cuộc đời.
“Những lý do tự tử gồm có thất nghiệp, áp lực học hành hay công việc, lo lắng về tài chính, đời sống gia đình cùng với những trở ngại trong giao tiếp xã hội và cảm giác cô đơn,” SOS cho biết.
Các trường hợp tự tử chiếm khoảng 2% số người qua đời tại Singapore. (Credit: ABC)
SOS cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân và đường dây nóng 24h nhằm ngăn ngừa các trường hợp tự tử.
“Những người xung quanh họ có thể không biết về những căng thẳng mà họ chịu đựng và vì thế không thể giúp đỡ họ,” cô Wong cho biết.
Cô Wong nói rằng cộng đồng cần đóng vai trò quan trọng để xóa bỏ định kiến xấu về việc tự tử bằng cách khuyến khích những người bị căng thẳng thần kinh chia sẻ những khó khăn và cảm giác muốn tự tử của mình.
SOS nhận 39.994 cuộc gọi qua đường dây nóng trong năm 2012, giảm từ 40.025 cuộc năm 2011.
Các trường hợp tự tử chiếm khoảng 2% số người qua đời tại Singapore, một quốc gia phát triển với 5,3 triệu dân, có tiếng về sức ép nặng nề trong hệ thống giáo dục.
Mặc dù tỉ lệ người có việc làm cao nhưng Singapore là một nước có môi trường làm việc rất cạnh tranh.
Tự tử là một tội danh tại đảo quốc này và người sống sót sau khi tự tử không thành phải đối mặt với án tù, có thể kéo dài đến 12 tháng, hay án phạt hoặc cả hai.
Theo Đài Úc