Khoảng tối sau thành công của Jack Ma và Alibaba

Khoảng tối sau thành công của Jack Ma và Alibaba

Lương Đức Trọng

Lương Đức Trọng

Thứ 2, 20/11/2017 05:21

Rất nhiều người ca tụng Jack Ma và những thành công mà tập đoàn Alibaba của ông đã đạt được. Nhưng đằng sau ánh hào quang là những khoảng tối ít người biết đến.

Sự “bảo kê” của chính phủ

Thời kỳ mở cửa những năm 90 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc từng bất lực chứng kiến hàng loạt công ty trong nước phá sản hoặc phải bán mình cho các công ty nước ngoài do không cạnh tranh nổi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã mạnh lên thì cán cân này thay đổi 180 độ.

Chính sách của chính phủ Trung Quốc từ năm 2010 tập trung vào việc tạo điều kiện cho các công ty trong nưc, đặc biệt là công nghệ vươn mình lên tầm cỡ thế giới. Alibaba, cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác đưc hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này với nhiều khoản hỗ trợ khổng lồ và tạo điều kiện “không thể thuận lợi hơn”.

Trung Quốc sau đó thi hành chiến lược “bàn tay sắt” với các công ty nước ngoài. Hàng loạt đối thủ trực tiếp của Alibaba như Google, Facebook và Twitter đều bị cấm hoạt động với nhiều lý do khác nhau. Còn một số công ty nước ngoài khác thì không bị cấm hoàn toàn nhưng phải hoạt đng dưới những quy định và hàng loạt chính sách hà khắc.

Công nghệ - Khoảng tối sau thành công của Jack Ma và Alibaba

Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma.

Những thương vụ âm thầm trị giá hàng nghìn tỷ USD giữa các cơ quan chính phủ với Taobao và Tmall đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho Alibaba, từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển của công ty này lên mức chóng mặt. Chính phủ Trung Quốc cho tới giờ vẫn thực hiện rất nhiều giao dịch giữa các cơ quan ban ngành thông qua nền tảng của Alibaba như mt cách đ đảm bảo tiếp tục thúc đy đà tăng trưởng cho tập đoàn này.

Trong bất kỳ mảng kinh doanh riêng biệt nào, Alibaba cũng đều nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ của chính phủ trưc các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Chẳng hạn như với thị trường video trực tuyến, Trung Quốc không thể truy cập vào Facebook, Twitter và YouTube. Cuộc chơi chỉ nằm trong tay Alibaba và các công ty con như Hyayi Brother Media, Youku Tudou mà thôi.

Còn ở lĩnh vực thương mi điện tử, các đối thủ ngoại của Alibaba như Walmart và Amazon tuy chưa bị cấm hoạt đng nhưng cũng trong cảnh “sống dở chết dở” vì các luật lệ. Trong khi Walmart nhiều lần bị phạt do vi phạm các quy định này nọ thì Amazon lại chỉ có kết quả kinh doanh tệ hại tại thị trường Trung Quốc do không thể mở rộng thị trường.

Trong điều kiện không thể thuận lợi hơn đó, Alibaba nhanh chóng thâu tóm toàn bộ thị trưng trong nước và cũng dễ dàng trở thành kẻ cạnh tranh trên toàn cầu.

Alibaba và kế sách “làm giàu bền vững”

Tháng 1/2015, Ủy ban Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) đã tung ra sách trắng chỉ trích đích danh Alibaba buôn bán hàng giả, hối lộ trong nhiều vấn đề kinh doanh. Khảo sát của SAIC trưc đó cũng cho ra con số gần 60% sản phẩm trên Taobao, trang thương mi điện tử người tiêu dùng của Alibaba, là hàng giả.

Vấn đề hàng giả của Alibaba là “khủng hoảng uy tín tồi tệ nhất” kể từ khi công ty này thành lập. Alibaba sau đó phản pháo, cáo buộc ông Lưu Hng Lưng, Trưởng phòng Giám sát mạng lưới SAIC là thiên vị và có hành vi sai trái trong khi điều tra và sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức. Tuy nhiên cú phốt này đã khiến Alibaba của Jack Ma mất 30 tỉ USD vốn hóa thị trường, trong khi Jack Ma rớt khỏi ngôi vị người giàu nhất châu Á.

Công nghệ - Khoảng tối sau thành công của Jack Ma và Alibaba (Hình 2).

Gã khổng lồ” Alibaba của tỷ phú Jack Ma.

Jack Ma sau đó đã t qua cơn sóng gió, khi SAIC sau đó đã xóa sách trắng và nhượng bộ Alibaba. Những mối quan hệ tốt với chính phủ đã cứu vị tỷ phú nổi tiếng nhưng cũng là lời cảnh tỉnh với ông. Những phát ngôn sau này của Jack Ma đu có xu hướng phản đối ý tưởng pha trộn kinh doanh và chính trị. “Nên là người tình của chính phủ chứ không nên trở thành vợ – đó là câu nói ẩn dụ nổi tiếng của Jack Ma.

Theo một số nhà phân tích, việc có nhiều quan chức Trung Quốc có cổ phần vừa là ưu điểm lại vừa là nhưc điểm của Alibaba. Nếu một ngày đẹp trời nào đó, các quan chức này bị chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sờ gáy thì Alibaba của Jack Ma cũng lao xuống vực. 

Các nhà phân tích cũng cảnh báo giới đu tư nước ngoài cần phải đề phòng trước “rủi ro chính trị” này và cân nhắc việc đu tư, nhất là khi nhìn vào vụ việc chỉ 1 quyển sách trắng đã có thể gây ra rắc rối khủng khiếp cho Alibaba và tạo ra thiệt hại to lớn.

Thị trường Trung Quốc dù lớn thế nào, có 1 hay nhiều Alibaba chăng nữa thì suy cho cùng vẫn bị kiểm soát bởi chính phủ và các quan chức. Mọi thứ vẫn còn ở trước mắt, và thành công của Alibaba hiện tại vẫn có thể suy tàn bất cứ lúc nào nếu các mục đích chính tr không như mong đợi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.