Khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Kỳ Sơn

Thứ 4, 25/12/2024 15:25

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được coi là hướng đi đúng cho người dân huyện núi Kỳ Sơn (Nghệ An).

Năm 2019, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình OCOP, Kỳ Sơn luôn bám sát mục tiêu mà Chính phủ hướng tới trong phát triển kinh tế- xã hội là phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

Đến nay, chương trình OCOP của huyện miền núi này đã trở thành người bạn đồng hành của người nông dân, góp phần nâng tầm giá trị các sản phẩm truyền thống của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nơi đây.

Khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Kỳ Sơn- Ảnh 1.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện đầu năm 2024.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, song lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, hệ sinh thái thực vật phong phú, đa dạng. Từ những lợi thế đó, một số sản phẩm đặc trưng thế mạnh, tiêu biểu được công nhận, tháng 1/2024 UBND huyện tổ chức đánh giá, phân hạng và ban hành quyết định công nhận cho 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP năm 2023, bao gồm: Rượu sạch Mường Kỳ, lạp xường Hậu Quế, lợn giàng Hậu Quế, dịch vụ du lịch cộng đồng Mường Lống, rượu cần O Hương, rượu nếp cẩm Kỳ Sơn. Như vậy đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Để hỗ trợ các HTX có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực như: các sản phẩm chè San tuyết, gà đen, bò giàng Kỳ Sơn, tinh dầu gừng, bột gừng Kỳ Sơn..., kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, huyện đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để giúp các HTX, các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước cụ thể. 

Hỗ trợ, giới thiệu các HTX, các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, trong và ngoài tỉnh. Hàng năm tham gia hội chợ thương mại tại huyện Kỳ Sơn 5 gian hàng, tham gia hội thảo tiềm năng phát triển tỉnh Nghệ An tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 4 sản phẩm tham gia hội thảo.

Đạt được kết quả khích lệ là vậy, song, việc phát triển các sản phẩm OCOP tại địa phương này còn nhiều khó khăn, hạn chế. Không chỉ số lượng sản phẩm tham gia còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà ngay cả những sản phẩm OCOP đã được công nhận cũng chưa có sức hấp dẫn cao với nhiều khách hàng; số lượng, sản lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn; chưa tạo động lực khuyến khích chủ thể tái đầu tư quy mô lớn.

Bên cạnh đó, nhận thức về Chương trình ở các cấp, các ngành và người dân còn hạn chế, các sản phẩm đặc thù của địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Người dân chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng; cán bộ quản lý, thực hiện ở các cấp còn thiếu kinh nghiệm; một số địa phương chưa thật sự chú trọng và lúng túng trong quá trình triển khai chương trình.

Qua thực tế cho thấy, để xây dựng được sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi huyện Kỳ Sơn phải dựa vào thực tế sản xuất nông nghiệp của mình như về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, bản sắc văn hóa... chọn ra được những sản phẩm mang tính đặc trưng phù hợp với điều kiện sản xuất. Việc xác định đầu tư sản phẩm OCOP phải là đầu tư có định hướng lâu dài. Khi đầu tư một mô hình sản xuất nhưng không phù hợp với điều kiện sản xuất, không mang tính bản sắc văn hóa của địa phương, không định hướng thị trường thì khó tạo ra được sản phẩm đáp ứng tiêu chí Chương trình sản phẩm OCOP đề ra. Xây dựng hoàn thiện và đưa các hoạt động có hiệu quả điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện. Tăng cường quảng bá trên các thông tin đại chúng và các sản phẩm đặc trưng của huyện. Đề xuất các chủ thể trưng bày sản phẩm tại các gian hàng, hội chợ các cấp các địa phương.

Huyện Kỳ Sơn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình; tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá... Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tín dụng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về OCOP, để mọi người hiểu được vai trò, ý nghĩa, mục đích của Chương trình, từ đó tham gia, quảng bá rộng rãi sản phẩm OCOP.

Khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Kỳ Sơn- Ảnh 2.

Người dân thu hoạch chè shan tuyết

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể và sản phẩm tham gia chương trình OCOP, chú trọng nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận. Phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, trong đó thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác theo hướng chuyên canh một loại sản phẩm đặc hữu; kết nối doanh nghiệp với hợp tác xã, hợp tác xã với hộ sản xuất, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm, chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. 

Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông. Tăng cường kết nối tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Qua đó, góp phần giúp các địa phương tạo dấu ấn, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.

Qua nhiều năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP như "luồng gió mới" tiếp sức cho các tổ chức, cá nhân tại huyện miền núi Kỳ Sơn có thêm điều kiện tạo ra các sản phẩm OCOP với năng suất cao, chất lượng tốt; khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền núi; tạo nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Sau thời gian triển khai chương trình OCOP đến nay, Nghê An có 634 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên (bao gồm 602 sản phẩm đạt 3 sao, 31 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao) đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hà Nội và có 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao đã hoàn thành hồ sơ trình Trung ương đánh giá, công nhận. Thêm được 90 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên, đưa số sản phẩm công nhận trong năm 2024 lên 173 sản phẩm so với kế hoạch 82 sản phẩm ( đạt 210,9% kế hoạch)

Nguyễn Oanh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.