Theo tìm hiểu của chúng tôi từ thực tế, có một sự thật khó chối cãi rằng những người đồng tính thường rất tài hoa trong những công việc yêu thích của họ, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Trên thế giới, không ít người đồng tính là các vận động viên, diễn viên, ca sĩ, nhà thiết kế hoặc doanh nhân nổi tiếng.
Nam ca sỹ Elton John, nam ca sỹ Ricky Martin, nữ ca sĩ Lady gaga, cặp đôi Dolce và Gabbana (nhãn hiệu thời trang D&G), Marc Jacobs, Calvin Klein (nhãn hiệu CK)… là những người đồng tính có lẽ nổi tiếng nhất trong lĩnh vực của họ cũng như trong lòng người hâm mộ. Điều gì sẽ xảy ra với thế giới nếu những quản lý của họ (lúc chưa thành danh) từ chối nhận những con người này vào trong ngành?
Ở Việt Nam, trong bộ phim truyền hình dài tập rất nổi tiếng "Cô gái xấu xí", diễn viên gạo cội Đức Hải cũng vào vai một nhà thiết kế đồng tính "bóng lộ". Mặc dù tính cách rất "đàn bà" nhưng rõ ràng anh là một nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động của công ty.
Luật sư Triệu Dũng
Trao đổi với PV Người đưa tin, luật sư Triệu Trung Dũng (Trưởng VP luật sư Triệu Dũng và Cộng sự - Hà Nội) khẳng định, việc sa thải nhân viên vì các lý do ngoài chuyên môn, cụ thể ở đây là e ngại, sợ hãi hoặc kỳ thị giới tính của họ là một điều khó thể chấp nhận.
"Về "lý", việc sa thải đó nếu chưa hết thời hiệu trong hợp đồng đã vi phạm luật lao động. Còn về mặt "tình", nó thể hiện sự vô cảm của những người làm lãnh đạo. Một người đang làm "sếp" của một tập thể lại cư xử như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của mình tại công ty. Nhân viên chắc hẳn ít nhiều sẽ không phục", luật sư Dũng chia sẻ.
Theo LS. Dũng, ở nước ngoài, đặc biệt là những nước phát triển, việc kỳ thị người đồng tính được xem là một hành động "thiếu văn minh" và đáng lên án. "Không ít trường hợp đã kiện ngược lại công ty sau khi bị sa thải vì các lý do kỳ thị", luật sư Dũng cho biết.
Tuy nhiên vị luật sự của đoàn Hà Nội này cũng bay tỏ một e ngại có thực, đó là việc khởi kiện về nguyên tắc là có nhưng ở Việt Nam sẽ là rất khó khăn. "Không thể ép người ta thích mình, càng không thể ép doanh nghiệp phải nhận mình. Đấy là chưa kể sau khi sự việc rùm beng lên, các doanh nghiệp khác cũng sẽ e ngại khi tuyển dụng 1 người đã từng đi kiện công ty trước của mình", luật sư Dũng nói.
Cũng trao đổi về vấn đề trên, Tiến sĩ Trần Văn Dũng - Phó trưởng phòng pháp luật hình sự (Bộ tư pháp) cho biết: "Về mặt luật pháp, hiện nay chưa có điều khoản hay văn bản nào quy định việc người đồng tính không được đi làm tại các cơ quan Nhà nước. Về mặt tuyển dụng theo nguyên tắc công bằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật không quy định người đồng tính không được đi làm nhưng nếu người ta bị kỳ thị vì lý do đồng tính thì pháp luật cũng không thể can thiệp. Ví dụ một công ty cần tuyển dụng một người lễ tân là nữ giới. Người đến xin việc trong hồ sơ là nữ giới, nhưng hình thể lại là một đấng nam nhi, đi đứng thô thiển, nói năng thô cứng đương nhiên nhà tuyển dụng có quyền chối ngay từ lức gửi hồ sơ".
Tấm lòng rộng mở Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Giám đốc cao đẳng FPT (Hà Nội) thẳng thắn trao đổi quan điểm: "Những người đồng tính là do lỗi của tự nhiên, những người bị như vậy bản thân họ cũng đã rất khổ, xã hội không nên kỳ thị họ, để họ có cơ hội học hành và sống có ích. Nếu ai bị kỳ thị, bị khước từ xin vui lòng tới trường cao đẳng FPT để học tập và làm việc. Chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận các em học sinh, sinh viên tới học tập và làm việc tại đây". |
L.Liễu - Tiểu Long