Khơi thông thị trường vốn năm 2023 cần những nỗ lực đặc biệt

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 7, 29/04/2023 | 08:00
0
Vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ để thị trường vốn năm 2023 được khơi thông đúng nghĩa, điều đó cần nỗ lực đặc biệt từ phía DN cũng như cơ quan quản lý Nhà nước.

Với doanh nghiệp và nền kinh tế, dòng vốn giống như mạch máu nuôi dưỡng cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiếu vốn sẽ kéo lùi sự tăng trưởng, thậm chí dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Song, trong 3 tháng đầu năm 2023, thị trường tín dụng tăng chậm, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán đối mặt với nhiều khó khăn khiến nguồn cung vốn cho doanh nghiệp tiếp tục tắc nghẽn.

Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, loạt sai phạm lớn bị cơ quan chức năng xử lý đã khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm mạnh. Thị trường gần như đóng băng, không có các đợt phát hành mới, trong khi áp lực rút vốn trước hạn của nhà đầu tư là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp.

Theo thống kế của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong giai đoạn 16/9/2022 - 31/1/2023 có 54 công ty thông báo quá hạn thanh toán gốc trái phiếu, trong đó phần lớn là doanh nghiệp bất động sản.

Trong tháng 2/2023, chỉ có 2 công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2023 có tới 285.178 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, tương đương với 2,4% tổng dư nợ tín dụng hiện tại. 

Với thị trường cổ phiếu, các chỉ số chính suy giảm mạnh, huy động vốn qua thị trường này cũng gặp rất nhiều khó khăn. 

Dòng tiền vào thị trường sụt giảm trong bối cảnh các tổ chức tín dụng kiểm soát cho vay đầu tư chứng khoán chặt chẽ hơn và lãi suất cho vay ký quỹ tăng; các doanh nghiệp lớn phải thanh lý danh mục đầu tư cổ phiếu để cân đối dòng tiền mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tâm lý lo ngại, thận trọng và niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm. Trong khi đó, thanh khoản của các ngân hàng cũng đang gặp nhiều áp lực.

Tài chính - Ngân hàng - Khơi thông thị trường vốn năm 2023 cần những nỗ lực đặc biệt

Khối ngân hàng thường đóng góp trên 50% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Ở phương diện tín dụng, theo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, khối ngân hàng thông thường đóng góp trên 50% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và riêng năm 2022 tăng tới 54%.

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14 - 15%, trong đó ưu tiên cho các ngân hàng có chất lượng tài sản, bộ đệm vốn và chất lượng lợi nhuận tốt, cũng như các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém.  

Song, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm 2023 của nền kinh tế đạt 1,61%. Với tốc độ tăng trưởng này, tăng trưởng tín dụng quý I/2023 mới đạt hơn 11% chỉ tiêu cả năm.

Nhìn nhận từ bối cảnh nhiều thách thức trong năm 2023, nhiều động thái nhằm gỡ khó cho thị trường vốn đã được Chính phủ ban hành với nhiều giải pháp triển khai từ năm 2022. 

Hồi tháng 7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86 về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. 

4 tháng sau, Nghị quyết 156 của Chính phủ kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022 yêu cầu tiếp tục kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời khẩn trương đánh giá, rà soát quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Trên cơ sở Nghị quyết 156, Thủ tướng Chính phủ ngày 12/12/2022 đã ký Công điện 1156 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và Công điện số 1163 yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả. 

Tại Nghị quyết 31 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Tiếp đến, ngày 5/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nghị định 08 có nhiều quy định mới đáng chú ý, như thanh toán trái phiếu bằng tài sản, gia hạn thời hạn tối đa 2 năm, tạm dừng áp dụng quy định mới về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay bắt buộc xếp hạng tín nhiệm.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghị quyết yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt và mạnh mẽ của loạt bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản, trong đó có tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư...

Lần gần nhất, tại Nghị quyết 50 được Chính phủ ban hành ngày 8/4/2023, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. 

Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật, tăng cường minh bạch, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Vướng ở đâu, gỡ ở đó

Còn nhớ, trong cuộc họp lần thứ 3 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày 31/3 vừa qua, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói rằng, trong quý I/2023, thị trường chứng khoán vẫn có những tín hiệu tích cực. Hoạt động của doanh nghiệp mặc dù có khó khăn nhưng đã số vẫn tăng trưởng ở hầu hết các nhóm ngành.

Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt, ổn định, minh bạch của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định thị trường chứng khoán trong thời gian tới. 

Tài chính - Ngân hàng - Khơi thông thị trường vốn năm 2023 cần những nỗ lực đặc biệt (Hình 2).

Trong quý I/2023, thị trường chứng khoán vẫn có những tín hiệu tích cực.

Liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang theo đúng định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng; giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu phủ và trái phiếu doanh nghiệp. 

Ông Dương cho biết, các doanh nghiệp đã bước đầu tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu, giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện để thực hiện định hướng của Ngân hàng Nhà nước về giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại, giảm rủi ro về kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng. Nhà đầu tư có thêm sản phẩm đầu tư trên thị trường vốn. Các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn trung, dài hạn, đặc biệt là các tổ chức tín dụng.

Còn tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023 ngày 3/4 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc “vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, cân nhắc các rủi ro”.

Theo bà Hồng, bất ổn tài chính toàn cầu trước mắt chưa tác động lớn đến tài chính tiền tệ Việt Nam, nhưng vẫn phải theo dõi sát vì thị trường biến động sẽ tác động đến dịch chuyển vốn giữa các nền kinh tế.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang phải đối mặt, chịu rất nhiều áp lực, làm sao vẫn điều hành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ, ngoại hối…

Thống đốc cũng nhìn nhận, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Qua trao đổi với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các bộ ngành có thể cân nhắc kiến nghị của tổ chức này, đó là các bộ ngành khó có thể đánh giá các dự án bất động sản, nên cần bên thứ 3 như kiểm toán, để các dự án nào khó khăn tạm thời thì có giải pháp hỗ trợ.

IMF cũng khuyến nghị thực hiện các giải pháp cần tránh rủi ro đối với bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng, kiểm soát kỳ hạn bởi thị trường trái phiếu và bất động sản có kỳ hạn dài.

Các chuyên gia cũng từng nhìn nhận, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó, bản thân doanh nghiệp cũng phải cơ cấu lại. 

Quyết tâm làm lành mạnh thị trường vốn đã được Chính phủ đặt ra ngay từ đầu năm 2023. Nhìn từ kết quả 3 tháng đầu năm nay, để thị trường vốn được khơi thông đúng nghĩa thì vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, điều đó cần sự quyết tâm, nỗ lực đặc biệt từ doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước để cùng đồng hành với nhau.

Bộ Tài chính: Rủi ro trái phiếu không liên quan đến tổ chức phân phối

Thứ 6, 21/04/2023 | 10:22
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng rủi ro của trái phiếu là rủi ro gắn với DN phát hành trái phiếu chứ không phải là rủi ro liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu.

Bộ Tài chính chỉ đạo lấy lại niềm tin nhà đầu tư trái phiếu

Thứ 4, 19/04/2023 | 14:24
Bộ Tài chính đã tổ chức làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tìm ra giải pháp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tiếp tục huy động vốn.

Bộ Tài chính thúc doanh nghiệp bố trí mọi nguồn lực trả nợ trái phiếu

Thứ 6, 14/04/2023 | 10:27
Các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát có tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. 

“Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đến cùng với nợ trái phiếu”

Thứ 5, 13/04/2023 | 17:07
Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp cần chủ động minh bạch hóa thông tin tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm.
Cùng tác giả

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.
Cùng chuyên mục

Nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh trong quý đầu năm 2024

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:25
Chuyên gia cho rằng, Thông tư 02 không giúp ngân hàng xử lý triệt để nợ xấu mà chỉ là để lại và xử lý sau. Điều đó giống như việc giấu bụi vào thảm thay vì quét đi. 

Lăng kính chứng khoán 17/5: Chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Aseansc cho rằng vùng giao dịch hiện tại chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới, nhà đầu tư tạm dừng mua và quan sát.

Biến động giá vàng: Tp.HCM đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường vàng

Thứ 5, 16/05/2024 | 22:08
Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải.

Cổ phiếu ngân hàng "dậy sóng" sau đề xuất gia hạn Thông tư 02

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:46
Cổ phiếu ngành ngân hàng có tới 9/10 mã kéo tăng điểm thị trường. Đứng đầu là anh cả VCB khi đóng góp 2,2 điểm vào chỉ số VN-Index.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
Đây đã là phiên đấu thầu thành công thứ 4 của NHNN với khối lượng trúng thầu cao nhất trong các phiên vừa qua.
     
Nổi bật trong ngày

Lăng kính chứng khoán 17/5: Chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Aseansc cho rằng vùng giao dịch hiện tại chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới, nhà đầu tư tạm dừng mua và quan sát.

Lăng kính chứng khoán 16/5: Liệu thị trường sẽ tiếp tục phục hồi?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Những phiên tiếp theo, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục lên vùng 1.270 điểm. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng thị trường sẽ điều chỉnh nhẹ về vùng 1.250 điểm.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Cổ phiếu ngân hàng "dậy sóng" sau đề xuất gia hạn Thông tư 02

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:46
Cổ phiếu ngành ngân hàng có tới 9/10 mã kéo tăng điểm thị trường. Đứng đầu là anh cả VCB khi đóng góp 2,2 điểm vào chỉ số VN-Index.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.