'Không ai có thể đọ được với Mao Trạch Đông'

'Không ai có thể đọ được với Mao Trạch Đông'

Thứ 4, 24/07/2013 10:46

Tư liệu của Petra Häring-Kuan và Yu-Chien Kuan với những trải nghiệm mâu thuẫn và những góc nhìn khác nhau trong 200 cuộc phỏng vấn của họ với người Trung Quốc trong đất nước của họ.

Ông Q., 78 tuổi, cựu giám đốc một tập đoàn khách sạn, Thượng Hải: tôi ra đời năm 1932 và đã tham gia qua nhiều giai đoạn: chủ nghĩa quân phiệt, nước ngoài chiếm đóng, nội chiến, giải phóng, Chiến tranh Triều Tiên, Cách mạng Văn hóa và chính sách cải cách và mở cửa. Tuy tôi hài lòng với sự phát triển của Trung Quốc, như chúng ta ngày nay có thể trải nghiệm qua được, nhưng tôi vẫn lo lắng cho đất nước của chúng tôi. Tôi lo sợ cho các thế hệ kế tiếp, vì vẫn còn hoàn toàn chưa rõ là Trung Quốc phát triển theo đường hướng nào. 

Tất cả mọi người đều nói rằng Đặng Tiểu Bình là một người anh hùng vĩ đại, vì ông được cho là đã dẫn Trung Quốc đi vào thời hiện đại. Tôi không hoàn toàn đồng ý với điều đó. Không một chính trị gia nào của ngày hôm nay có thể đọ được với Mao. Mao đã thành lập cơ sở cho xã hội ngày nay của chúng tôi. Không có ông thì đã không có Trung Quốc mới. Không bao giờ mà đất nước của chúng tôi có thể phát triển xa và nhanh như thế được. Tôi đánh giá cao Mao. Ông đã cống hiến nhiều nhất cho đất nước của chúng tôi. Thật là không công bằng và không đúng khi ngày nay người ta hiếm khi nhắc tới Mao'.

Tiêu điểm - 'Không ai có thể đọ được với Mao Trạch Đông'

Tượng Mao thời trẻ ở Trung Quốc. Ảnh: AFP

Một bình luận nặc danh từ Internet

“Dưới cái được gọi là Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc, cái đã mang lại chính sách cải tổ và mở cửa, Mao và thời của ông được mô tả trong những sắc màu đen tối nhất. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Xã hội của chúng ta ngày nay tồi tệ hơn thời Mao rất nhiều, chứ không tốt hơn như người ta cứ tuyên truyền. Ví dụ như một thống kế của WHO cho thấy rằng tỷ lệ tự tử đã tăng lên ở Trung Quốc từ 1979 cho tới 1989. Theo thống kê, thời của Mao là thời hài hòa nhất. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa cứ mười ngàn vụ tử vong thì mới có hai vụ tự sát, ở Hoa Kỳ, Nhật và ở Trung Quốc ngày nay thì cứ một ngàn vụ chết người là có ba vụ tự tử. Dưới quyền của Mao, từ 1949 cho tới 1978, dân số đã tăng từ 500 triệu lên 900 triệu và tuổi thọ trung bình tăng từ ba mươi lăm lên bảy mươi. Đó là bằng chứng tốt nhất cho việc con người có được tốt như thế nào.

Từ 1979 và với lần bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa, chúng tôi ở Trung Quốc phải chịu đựng các vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng như ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, những cái đã gây ra không biết bao nhiêu là ca bệnh không thể chữa khỏi được. Những người tốt nghiệp đại học không còn tìm được việc làm nữa. Khác biệt giữa nghèo và giàu hết sức to lớn. Tám mươi lăm phần trăm người dân chỉ sở hữu khoảng năm phần trăm tài sản của nhân dân. An ninh xã hội cũng tồi tệ. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nghe tin có chất độc trong thực phẩm, bàn ghế, thuốc chữa bệnh, sợi thực vật và dịch truyền. Người ta tường thuật về xã hội đen, về cướp bóc và giết người, về lường gạt qua điện thoại, trên mạng và ở ngân hàng, về các quan chức xấu và những công ty lừa đảo đối xử thật tệ hại với các nhân viên của họ. Có nạn thất nghiệp, buôn bán trẻ em, học sinh giết người, hãm hiếp nữ sinh và tự tử vì thiếu tiền. Những việc đó không xảy ra dưới thời Mao. Tại sao thời của Mao lại tốt như vậy? 

Từ ba lý do:

1. Thời đó có dân chủ, vì người dân có quyền than phiền và nổi dậy. Ngày nay thì các quan chức cao đàn áp các quan thấp, các quan thấp đàn áp những người bình thường. Người giàu đàn áp người nghèo, các sếp đàn áp nhân viên của họ, và những người bình thường thì nổi điên lên. Khi họ muốn khiếu nại ở cấp lãnh đạo thì họ lại bị từ chối và gửi trở về nhà. Một vài người quả quyết rằng dưới thời Mao, sự chuyên quyền đã thống trị chứ không phải là pháp luật. Thời đó, các lãnh tụ đã quyết định tất cả, ngày nay thì ngược lại, người ta cho rằng luật lệ nắm quyền thống trị. Điều đó không đúng. Trong thời của Mao, người ta có thể viết báo tường, người ta có thể tranh luận và phê phán sự quan liêu để bảo vệ người dân. Điều đó chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Hệ thống tốt hơn là tất cả những cuộc bầu cử ở Phương Tây, và trong lịch sử của nhân loại thì đó là một thành tựu to lớn. Ví dụ tốt nhất là lần bãi nhiệm Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, đã bị quần chúng sa thải. Dưới thời Mao, có là chủ tịch nước hay lãnh đạo nhà máy cũng đều giống nhau, nếu anh làm việc không tốt và không phục vụ cho nhân dân thì nhân dân có quyền bãi nhiệm anh. 

2. Dưới thời Mao có một hệ thống kinh tế riêng. Tất cả đều thuộc nhà nước. Vì vậy mà không có người nghèo và người giàu. Tiền bạc chỉ đóng một vai trò không quan trọng, vì vậy mà không có mâu thuẫn trong xã hội. Ngày nay, chúng ta có nhiều người nghèo và một ít người giàu. Giới tinh hoa giàu có, đầy quyền lực và giới tư bản sống phóng đãng, trong khi người nghèo thì hầu như không thể sống qua ngày được. Hậu quả là cướp bóc và giết người ở khắp mọi nơi. Dưới Mao, tuy là có khác biệt trong thu nhập, nhưng những khác biệt này là rất nhỏ. Nếu có ai đó bất chợt giàu lên thì không thể che dấu được điều đó. Không ai dám ăn hối lộ, và có ai đã từng nghe rằng nếu muốn điều gì ở ai đó thì đầu tiên là phải có quà cáp? Vì vậy mà không có tham nhũng và hối lộ.

3. Dưới Mao, chúng tôi đã nói: Ai tìm thấy tiền trên đường phố thì không nhét nó vào túi riêng và ban đêm thì không cần phải khóa cửa nhà. Bưu điện và ngân hàng không cần lưới bảo vệ. Người ta hầu như không nhìn thấy cảnh sát trên đường phố, vì nói chung là cũng chỉ có ít thôi. Hầu như chẳng có việc gì xảy ra cả. Ngày nay, người ta nhìn thấy cảnh sát ở khắp nơi, trang bị vũ khí cho tới tận răng, và mặc dù vậy họ chẳng có thể làm gì được nhiều. Dưới Mao có những giá trị đạo lý cao cả: Mọi người vì một người, một người vì mọi người. Người ta đối xử thân thiện và hài hòa với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy mà chúng tôi nói rằng phương án cộng đồng Trung Quốc lớn có thể là không tốt như nhà nước pháp quyền của Phương Tây, nhưng nhà nước pháp quyền của Phương Tây thì không thể so được với sự thống trị của đức tính tốt thời Mao. 

Ngày nay, ở Trung Quốc và Phương Tây có rất nhiều luật lệ, nhưng người ta nên nâng mức đạo đức lên thì hơn, để con người tự mình kính trọng xã hội. Dưới Mao đã là như thế đó.

Ngày nay tất cả đều hướng tới kinh tế, và con người thì ích kỷ. Họ chỉ nhìn thấy tiền. Thời Mao được quyết định bởi cuộc đấu tranh giai cấp. Mao muốn giai cấp vô sản đứng dậy và đấu tranh chống lại giới tinh hoa giàu có nhiều quyền lực, nhưng cuộc đấu tranh thời Mao diễn ra trong sách vở, trong những bài ca và phim truyện, hiếm khi trong xã hội, vì nó đầy tình yêu và sự hài hòa. Trong cái ngày nay được gọi là xã hội hài hòa thì người ta nghe về tình yêu và xúc cảm ở khắp mọi nơi: tình yêu được viết trong sách, được hát trong những bài ca, được biểu diễn trong truyền hình, và cả khi người ta chết thì tình yêu cũng được nói đến, chỉ trong xã hội là không còn có tình yêu nữa. Cánh cửa nào cũng được khóa kín. Giữa những con người chỉ có cãi cọ và ghẻ lạnh. Đạo đức không còn nữa. Người xấu đứng ở trên, về người tốt thì người ta chẳng còn nghe được gì nữa.”

Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)

Phan Ba dịch

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.