Không có cơ chế ràng buộc, về hưu là “hạ cánh an toàn”!

Không có cơ chế ràng buộc, về hưu là “hạ cánh an toàn”!

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 3, 22/08/2017 06:30

"Về hưu rồi vẫn phải có trách nhiệm về việc đã làm sai trái trong thời gian còn đương chức chứ không phải về hưu là xong, là “hạ cánh an toàn”, là vô can", TS.Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho hay.

“Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc không còn là cán bộ công chức, viên chức nhưng có hành vi vi phạm xảy ra trong thời kỳ họ đang là cán bộ, công chức, viên chức thì cần phải được xem xét giải quyết để đảm bảo khách quan, không để sót, để lọt hành vi vi phạm”- Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết như vậy khi trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo luật Tố cáo (sửa đổi) vừa qua.

Đồng tình với quan điểm mà Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS.Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, về hưu rồi vẫn phải có trách nhiệm về việc mình đã làm sai trái trong thời gian còn đương chức chứ không phải về hưu là xong, là “hạ cánh an toàn”, là vô can.

“Theo quan điểm của tôi, cán bộ công chức, viên chức nhưng có hành vi vi phạm xảy ra trong thời kỳ họ đang là cán bộ, công chức, viên chức cần phải truy cứu trách nhiệm đến cùng.

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, mọi người đều bình đẳng, nếu có sai phạm thì bất luận người đó ở vị trí nào, dù đương chức hay đã nghỉ rồi thì vẫn phải chịu trách nhiệm”, TS.Dương Thanh Biểu nói.

Xã hội - Không có cơ chế ràng buộc, về hưu là “hạ cánh an toàn”!

TS.Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao

Tuy nhiên, cũng theo TS.Dương Thanh Biểu, vấn đề đặt ra là xác định trách nhiệm của cán bộ về hưu như thế nào thì cần phải có hướng dẫn cụ thể chi tiết để thực hiện. Bởi vì, thời gian qua, việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ về hưu còn nhiều lúng túng do chưa có quy định cụ thể.

Một số hình thức đưa ra để xử lý trách nhiệm của cán bộ về hưu như phê bình, xóa tư cách của cán bộ khi đương chức… nhưng tất cả các hình thức xử lý đó vẫn chưa thỏa đáng, dư luận vẫn đang chờ kết quả xử lý tiếp theo như thế nào!

Lý do là, cán bộ nghỉ hưu không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Cán bộ, công chức, luật Viên chức và các quy định khác có liên quan, vì vậy, cán bộ nghỉ hưu nếu không bị xử lý hình sự thì cũng không thể bị xử lý trách nhiệm hành chính hoặc bị kỷ luật. Và tất nhiên cán bộ về hưu vẫn có thể “hạ cánh an toàn” do không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm.

“Vì vậy, trong quá trình xây dựng luật Tố cáo, ngoài việc quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo còn phải có hướng dẫn cụ thể hình thức xử lý đối với cán bộ đã nghỉ hưu mà trước đó đã có hành vi vi phạm pháp luật như: Buộc bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật đảng, tịch thu các danh hiệu thi đua, khen thưởng, truy cứu trách nhiệm hình sự…”, TS.Dương Thanh Biểu kiến nghị.

Cũng liên quan đến việc xem xét trách nhiệm của cán bộ, công chức khi về hưu nhưng có hành vi vi phạm khi còn đương chức, một vị nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy Nhà nước.

Nếu trong luật quy định việc “hồi tố” thì những người khi còn đương chức mà có hành vi vi phạm và đến khi về hưu bị tố cáo mới có căn cứ để xử lý được. Khi nghỉ hưu rồi mới kỷ luật, cách chức mà họ còn giữ khi còn đương chức thì chẳng nghĩa lý gì.

Lan Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.