Không có Mỹ, TPP phiên bản mới sẽ được hình thành?

Không có Mỹ, TPP phiên bản mới sẽ được hình thành?

Thứ 6, 25/11/2016 11:59

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố, một trong những việc đầu tiên ông sẽ làm sau khi nhậm chức là rút Mỹ khỏi TPP. Liệu một TPP không Mỹ có hình thành?

Reuters dẫn lời Bộ trưởng kinh tế Mexico ldefonso Guajardo cho biết: “Dường như một số quốc gia khác vẫn đang chuẩn bị cho sự ra đời của một TPP, có hoặc không có sự tham gia của Mỹ”. Bộ trưởng ldefonso nói thêm, Mexico và các nước như Nhật Bản, Australia, Malaysia, New Zealand, Singapore vẫn thống nhất thực thi thỏa thuận này, độc lập với quyết định của Washington.

Tiêu điểm - Không có Mỹ, TPP phiên bản mới sẽ được hình thành?

 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, TPP sẽ vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Mỹ

Trước đó, trong đoạn video công bố với giới truyền thông, ông Trump đã nhấn mạnh, thay vì theo đuổi TPP, Mỹ sẽ đàm phán các thỏa thuận thương mại khác. Đáp lại thông tin này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự tiếc nuối. Cũng tại cuộc họp báo ở Buenos Aires, Thủ tướng Abe cung cấp thông tin, sau cuộc bầu cử Mỹ, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.

Có cái nhìn lạc quan về tương lai TPP, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull bày tỏ hy vọng Tổng thống đắc cử của Mỹ sẽ thay đổi ý định và ủng hộ TPP, hoặc hiệp định này sẽ được duy trì ở một hình thức mới. Chung quan điểm, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra ở Peru rằng: “Tương lai, có thể có một thỏa thuận mới khác sẽ hình thành, một thỏa thuận không có Mỹ”.

Song nhà lãnh đạo Singapore thừa nhận, nếu điều đó xảy ra đồng nghĩa với tiến trình thương lượng lại quay trở lại bàn đàm phán, và có thể mất một thời gian dài. “TPP không có Mỹ, có nghĩa là 12 nước thành viên trừ 1 sẽ phải gặp mặt và ký thỏa thuận với một điều khoản chuẩn mới. Và đó là cuộc đàm phán mới không dễ gì mà làm được”, ông Lý dự đoán.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lưu ý thêm, thực tiễn chứng minh, lịch sử nước Mỹ, rất nhiều trường hợp các ứng cử viên đưa ra cam kết khi vận động tranh cử, song sau đó lại thay đổi khi họ, Tổng thống đắc cử chính thức nhận nhiệm vụ. Điều này đã xảy ra dưới nhiều đời Tổng thống Mỹ như George Bush Sr, Bill Clinton, George Bush Jr, hay ngay cả Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. “Tôi thực sự hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ xem xét lại lập trường của mình”, ông Lý nói. 

PV Người đưa tin có cuộc trao đổi với chuyên gia nghiên cứu sâu trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên gia này nhận định: “Điều đầu tiên chúng ta cần nhớ rằng, để TPP được thực thi cần có ít nhất 6 thành viên thông qua và tổng giá trị kinh tế của các nước bỏ phiếu thuận phải chiếm 80% tổng giá trị kinh tế các nước trong TPP. Nếu Mỹ hoặc Nhật rút ra khỏi TPP coi như TPP sụp đổ, bởi các nước còn lại nền kinh tế khá nhỏ và yếu. Còn nếu muốn ra đời một thỏa thuận tương tự như vậy, các nước trong TPP phải cùng nhau họp lại và xây dựng một thỏa thuận mới”.

Chuyên gia này phân tích, TPP cho tới nay đã mất 8 năm và bất kỳ cuộc đàm phán mới nào cũng sẽ phải cân nhắc những diễn biến toàn cầu mới, như những thay đổi về thị trường hoặc kinh tế. Ngay từ đầu Nhật Bản cũng không hề muốn theo đuổi tự do thương mại, bởi khi mở cửa đồng nghĩa với việc nông nghiệp, lao động thậm chí cả ngành công nghiệp oto của Nhật bị đe dọa. Nhưng vì muốn Mỹ tiếp tục tham gia “sâu”, theo đuổi triệt để chính sách “xoay trục” châu Á, nên Nhật buộc phải đánh đổi lợi ích kinh tế này.

Tiêu điểm - Không có Mỹ, TPP phiên bản mới sẽ được hình thành? (Hình 2).

 Tuyên bố mới đây của ông Trump càng thể hiện rõ quyết tâm của tân Tổng thống về việc Mỹ sẽ rút khỏi TPP

Vốn dĩ TPP được thiết lập dựa trên thỏa thuận thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ, nếu Mỹ rút lui thì các nước thành viên còn lại dường như không còn tâm trí tham gia nữa. Họ sẽ tìm kiếm cho mình một thỏa thuận mang nhiều lợi ích hơn, có thể là Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực RCEP do Trung Quốc khởi sướng.

Trong một diễn biến liên quan, trước tương lai của TPP, giới quan sát nhận định, dường như Bắc Kinh sẽ là quốc gia vui mừng nhất. South China Morning Post (Trung Quốc) cho hay, Bắc Kinh hiện đang xúc tiến thỏa thuận thương mại tự do khu vực RCEP bao gồm các quốc gia ASEAN, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. “Đây là một thỏa thuận đối trọng lại TPP. Mỹ không tham gia TPP thì Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất”, Marc Chandler, người đứng đầu cơ quan chiến lược tiền tệ toàn cầu nhận định. 

 

Phương Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.