'Không có thuốc mà ban hành văn bản có thuốc'

'Không có thuốc mà ban hành văn bản có thuốc'

Thứ 6, 14/06/2013 14:34

Đó là một trong những tổng kết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đánh giá về công tác ban hành văn bản liên quan đến quy định tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Kéo dài việc tử hình là biểu hiện nhân đạo của nền tư pháp?

Vấn đề tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc là một trong những vấn đề nóng được đem ra chất vấn tại phiên họp Quốc hội sáng nay (14/6/2013). Phía bộ trưởng Bộ Công an thì khẳng định khó khăn về việc không nhập được thuốc độc thi hành án đã được giải quyết bằng việc sử dụng nguồn thuốc trong nước, trong khi viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thì lại đề nghị sửa lại luật, khôi phục lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc, nhằm giải quyết những bất cập về thiếu thuốc như hiện nay.

Việc quy định tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ghi nhận trong Luật thi hành án hình sự “nằm yên” suốt 2 năm đã được một số đại biểu Quốc hội đề cập đến. Trong đó đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) thẳng thắn cho rằng tình trạng này đã dẫn đến áp lực cho cơ quan giam giữ và tâm lý nặng nề cho người bị thi hành án. Đại biểu Hiến nhấn mạnh cần phải làm rõ trách nhiệm kiểm soát của ngành Kiểm sát.

Luật sư - 'Không có thuốc mà ban hành văn bản có thuốc'

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình

Trước sự chất vấn của đại biểu Quốc Hội, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết ngành kiểm sát vẫn đảm bảo nguyên tắc giám sát, đảm bảo vấn đề giam giữ, dù án đã tuyên nhưng chưa thi hành thì chế độ sinh hoạt với mỗi người vẫn được tôn trọng. Kể cả việc chăm sóc y tế cho những “tử tù” này cũng được quan tâm.

Ông Nguyễn Hòa Bình còn biện giải rằng: “kéo dài trách nhiệm pháp lý của người bị án tử hình cũng là một biểu hiện nhân đạo của nền tư pháp”.

Liên quan đến vấn đề này, vào cuối buổi sáng ngày 14/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhận xét rằng, việc để xảy ra tình trạng quy định luật “nằm im” trong thực tiễn như hiện nay có phần trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản. Khi soạn thảo và ban hành chưa xem xét đến vấn đề thực tế, “không có thuốc mà ban hành văn bản có thuốc”. Điều đó dẫn đến văn bản luật không áp dụng được vào thực tiễn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc tại sao ngành kiểm sát hiện nay không nhiều sinh viên các ngành luật “đầu quân”, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình lý giải rằng: Ngành không tuyển được sinh viên luật, sinh viên luật ra trường không thích về ngành kiểm sát. Do đó ngoài nguồn từ các trường đại học luật, khoa luật, ngành phải lấy nhân lực từ các nguồn khác.

Trên thực tế hiện nay nhiều sinh viên luật ra trường dù bằng giỏi, bằng khá nhưng vẫn thất nghiệp, không có việc làm, phải đi làm trái nghề hoặc thất nghiệp. Liệu có phải các bạn sinh viên luật không mặn mà, không thích về ngành kiểm sát hay vì một lý do nào khác?

Băng Tâm

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.