Không gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai: Có làm khó bác sĩ?

Không gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai: Có làm khó bác sĩ?

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 3, 04/07/2017 07:22

Việc không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống trong những trường hợp phẫu thuật lấy thai trên sản phụ có rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, tiền sản giật... là điều rất khó với nhiều bác sĩ.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống trong những trường hợp phẫu thuật lấy thai trên sản phụ có rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng... vì việc làm này sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa đáng tiếc.

Để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Văn Bách – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức (bệnh viện Bưu Điện).

Theo TS. Bách, là một cơ sở y tế điều trị, khi bộ Y tế đã có văn bản thì chắc chắn các bác sĩ sẽ phải thực hiện. Tuy nhiên, với quy định gây mê nội khí quản (NKQ) để mổ trong trường hợp trên sản phụ có rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng thì TS. Bách còn băn khoăn trong những trường hợp khó hoặc không đặt được NKQ để kiểm soát hô hấp trong khi gây mê thì sẽ như thế nào? Nếu quay lại gây tê tủy sống (GTTS) để phẫu thuật thì phạm luật?

Các bệnh - Không gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai: Có làm khó bác sĩ?

TS. Hoàng Văn Bách – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức (bệnh viện Bưu Điện)

Để rõ ràng hơn về ý kiến của mình, TS. Bách cho hay, mỗi phương pháp phẫu thuật đều có những ưu nhược điểm nhất định:

GTTS ưu điểm tê nhanh, dễ thực hiện ở nhiều tuyến bệnh viện, nhược điểm có một số tác dụng không mong muốn thoáng qua như tụt huyết áp, chậm nhịp tim, đau đầu buồn nôn... điều trị bằng truyền dịch và thuốc co mạch sẽ đỡ. Biến chứng ngừng tim rất hiếm gặp vì luôn được theo dõi chặt chẽ để sử dụng các thuốc điều trị tim mạch...

 Gây mê NKQ để phẫu thuật lấy thai có ưu điểm phẫu thuật thuận lợi, thời gian mổ có thể kéo dài, nhược điểm một số thuốc mê, thuốc giảm đau qua được nhau thai nên có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất của gây mê NKQ là khó đặt NKQ để thở dẫn đến suy hô hấp, giảm o xy máu gây nguy hiểm cho mẹ và con.

“Thông tư mà bộ Y tế đưa ra chúng tôi sẽ thực hiện 100%. Tuy nhiên có những trường hợp gặp phải trên lâm sàng không phải trường hợp nào cũng xử lý dễ. Có những trường hợp đúng tiền sản giật, rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, bướu cổ... họ không thể mở được miệng để đặt NKQ mà suy thai thì câu hỏi đặt ra là, làm thế nào nhanh nhất cấp cứu cho thai phụ. Chính vì thế việc không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống đối với các trường hợp trên là điều rất khó với chúng tôi. Lúc đó chúng tôi phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Tuy nhiên có bệnh nhân cấp cứu rồi được chuyển tuyến trong tình trạng tim thai rời rạc thì phải xử lý như thế nào? Đó cũng là thêm cái khó và chúng tôi chưa biết làm thế nào. Lúc ấy có lẽ chúng tôi phải gọi điện để hỏi các giáo sư đầu ngành về điều sức và sản khoa”, TS. Bách nhấn mạnh.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.