Không "giải bài toán Crimea" như ý nguyện của phương Tây, Nga ở thế "cửa trên" so với Ukraine?

Không "giải bài toán Crimea" như ý nguyện của phương Tây, Nga ở thế "cửa trên" so với Ukraine?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 13/12/2019 11:23

Nga sẽ không bao giờ buông tay đối với vấn đề Crimea, trong khi có thể duy trì ảnh hưởng của mình ở Donbass mà không cần sự hiện diện của quân đội.

Tiêu điểm - Không 'giải bài toán Crimea' như ý nguyện của phương Tây, Nga ở thế 'cửa trên' so với Ukraine?

Bộ tứ Normandy tái hợp sau 3 năm.

Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Normandy hôm 9/12 là cuộc hội đàm đầu tiên sau 3 năm giữa các nhà lãnh đạo Nga, Đức, Pháp và Ukraine, nơi họ tái khẳng định cam kết đối với các thỏa thuận Minsk.

Trong cuộc gặp lần này, các nhà lãnh đạo của bốn bên đã đề ra các bước tiếp theo để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra ở khu vực Donbass, phía Đông Ukraine.

Thay đổi gì cho nhóm Bộ tứ?

Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng rất cao vào các cuộc đàm phán lần này, đặc biệt là vì đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine, Volodymyr Zelensky.

Nhận định về các bước tiếp theo sau hội đàm Normandy, chính khách Gilles Lebreton từ Pháp tin rằng Tổng thống Emmanuel Macron sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán tiếp theo với Tổng thống Putin.

"Tổng thống Macron sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán tiếp theo với Tổng thống Putin. Một lý do chính đáng cho việc này là vì ông đang tỏ ra vượt trội hơn Thủ tướng Angela trong trục Berlin - Paris, vốn được coi là xương sống của EU. Thủ tướng Merkel có tiếng nói trong hoạt động của EU nhưng không có bước đi đáng kể nào về chính sách đối ngoại", Lebreton nói.

Cùng với đó, Tổng thống Putin được cho là rất quan tâm đến việc thực hiện các cuộc đàm phán tiếp theo với nhóm Normandy, điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên nếu chúng được tiến hành phù hợp.

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Jean-Paul Baquiast ở Paris lưu ý rằng, Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ là nhân tố chính trong vai trò cầu nối để cải thiện quan hệ giữa Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu.

"Zelensky nắm giữ chìa khóa để cải thiện mối quan hệ của Liên minh châu Âu với Nga", nhà phân tích nói.

Tổng thống Macron coi các cuộc đàm phán là một cách để cải thiện hình ảnh toàn cầu của Pháp như một trung gian hòa giải chính trị, nhưng ông sẽ vấp phải làn sóng phản đối từ những người có thái độ chống Nga trong nước.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến ​​sẽ vẫn chia sẻ lập trường đồng nhất sâu sắc với Mỹ, nhà phân tích nói.

"Đức có thể ủng hộ quan điểm của Tổng thống Macron nhưng sẽ vẫn thân Mỹ sâu sắc. Lợi ích kinh tế và quân sự của Đức là hai yếu tố quan trọng để duy trì lập trường gần với Mỹ", Basquiast nói.

Về lập trường của Tổng thống Putin, nhà phân tích Basquiast cho biết nhà lãnh đạo Nga sẽ giữ vững lập trường của mình đối với Ukraine, nhưng vấn đề Donbass sẽ cởi mở hơn.

"Đối với vấn đề Crimea, Nga sẽ không bao giờ buông tay. Đối với khu vực Donbass, có lẽ nơi đây sẽ vẫn rất quan trọng đối với Nga, vì nhiều lý do (dân số nói tiếng Nga, tài nguyên). Nhưng Nga có thể duy trì ảnh hưởng của mình mà không cần có sự hiện diện của quân đội", Basquiast nói.

Nhà phân tích chính trị Mỹ chuyên về các vấn đề Nga và Ukraine William Pomerantz dự đoán đây chỉ là khởi đầu của cuộc thảo luận về việc giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và Tổng thống Putin đang ở vị trí tốt hơn trên bàn đàm phán.

"Câu hỏi đặt ra là ai có vị trí tốt hơn. Tôi nghĩ hiện tại rõ ràng đó là Putin. Zelensky bị hạn chế trong những nhượng bộ mà ông có thể thực hiện", nhà phân tích Pomerantz nói.

Phản ứng sau hội đàm

Tiêu điểm - Không 'giải bài toán Crimea' như ý nguyện của phương Tây, Nga ở thế 'cửa trên' so với Ukraine? (Hình 2).

Pháp đang thể hiện hình ảnh nổi bật hơn Đức trong vai trò lãnh đạo châu Âu.

Sau khi kết thúc các cuộc đàm phán, bốn bên đã thông qua một thông cáo, trong đó xác nhận cam kết của họ đối với việc thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.

Tổng thống Macron gọi cuộc xung đột ở Ukraine là "vết thương hở" ở châu Âu, đồng thời nhấn mạnh rằng sự ổn định trên lục địa và "việc xây dựng một kiến ​​trúc mới về niềm tin và an ninh" phụ thuộc vào giải quyết cuộc xung đột ở phía đông nam Ukraine, trong khuôn khổ các thỏa thuận Minsk.

Tổng thống Putin gọi các cuộc đàm phán là "hữu ích" và nhấn mạnh rằng Moscow sẽ làm mọi cách có thể để đảm bảo hòa bình lâu dài ở miền Đông Ukraine, nhưng lưu ý các bên phải bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp để cuộc xung đột chấm dứt.

Ông cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine phải tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của cư dân địa phương ở Donbass. Trong khi đó, ông Zelensky đảm bảo rằng Kiev đã sẵn sàng cam kết thực hiện thỏa thuận đã đạt được.

Bà Merkel bày tỏ sự lạc quan về các bên đã đạt được sự đồng thuận theo công thức Steinmeier trong các cuộc đàm phán và cho biết các cuộc đàm phán giờ đây sẽ tập trung vào cách thực hiện.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.