Không mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại

Không mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 3, 12/06/2018 16:22

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và không mở rộng tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại... Đây là nội dung trong luật Tổ cáo (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 12/6.

Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 12/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua luật Tố cáo (sửa đổi).

Liên quan đến Điều 22 quy định về hình thức tố cáo, Luật này nêu rõ: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 

Trước đó, nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này đã được đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi. Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành.

Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật.

Không mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại

Kết quả biểu quyết luật Tổ cáo (sửa đổi), 96,10% tổng số ĐBQH đồng ý thông qua.

Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, luật quy định, người tố cáo có các quyền: Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này; được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; rút tố cáo; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định, người tố cáo có các nghĩa vụ: Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Luật Tố cáo (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.