Không muốn uống 'rượu thờ', chị em hãy khuyên nhủ chồng điều này

Không muốn uống 'rượu thờ', chị em hãy khuyên nhủ chồng điều này

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 2, 02/01/2017 21:27

Tết Nguyên đán đang cận kề, các bác sĩ Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, uống rượu mất kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc rượu, thậm chí tử vong đột ngột.

Mới đây, ông N.Đ.T, 47 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội đã được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà trong tình trạng đau đầu, mắt mờ, trí giác lơ mơ do uống rượu liên tục trong 3-4 ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy, hàm lượng rượu cồn công nghiệp (methanol) trong máu lên tới gần 300 mg/100ml máu.

Tại Trung tâm chống độc, dù được lọc máu, dùng các thuốc giải độc và phụ thuộc tất cả các máy trợ tim mạch ngay khi nhập viện nhưng bệnh nhân bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, nên gia đã xin đưa bệnh nhân T. về nhà.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc cho biết, bệnh nhân N.Đ.T đến trung tâm đã trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu cho tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận.

Các bệnh - Không muốn uống 'rượu thờ', chị em hãy khuyên nhủ chồng điều này

 Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu tại Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh minh họa).

Trường hợp bệnh nhân T. là hồi chuông cảnh tỉnh cho người nghiện rượu, bán linh hồn cho “ma men”. Thực tế, tại Trung tâm chống độc, ngày nào cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết.

Đặc biệt khi Tết Nguyên đán đang cận kề, các chuyên gia cảnh báo, người dân không nên ham vui, nhậu nhẹt quá đà, thâu đêm suốt sáng mà rước họa vào thân. Theo các bác sĩ chuyên khoa Chống độc, rất khó để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn Methanol do biểu hiện của ngộ độc chất methanol giống hệt biểu hiện của say rượu.

Trong khi đó, độc tính của methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác khiến người uống có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu. Biểu hiện này khiến người uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là họ đang bị ngộ độc.

Các bệnh - Không muốn uống 'rượu thờ', chị em hãy khuyên nhủ chồng điều này (Hình 2).

 Ngày Tết, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng (Ảnh minh họa).

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị ngộ độc, nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Ngay cả khi được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng về thần kinh.

Để giúp mọi người phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu, các bác sĩ Trung tâm Chống độc lưu ý:

1. Dấu hiệu của người say rượu thường có biểu hiện chếnh choáng, nói líu lưỡi, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn...

 2. Người ngộ độc rượu (chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol) sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật; tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở; Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh; Đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu trên, người nhà cần xử trí kịp thời và đưua đến các trung tâm y tế gần nhất.  Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục; Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh; Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Các bệnh - Không muốn uống 'rượu thờ', chị em hãy khuyên nhủ chồng điều này (Hình 3).

 Uống rượu mất kiểm soát dễ dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa).

Khi một người uống rượu say, người nhà không nên cho uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Tuyệt đối không cho uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

Liên quan đến tác hại của rượu bia, mới đây, tại hội thảo về tình trạng sử dụng bia rượu do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức, các chuyên gia cảnh báo: Rượu, bia là nguyên nhân giám tiếp của 200 loại bệnh, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh: ung thư (miệng, họng, thanh quản, đại trực tràng, gan, ung vú ở nữ) và uống mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư.

Vân An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.