Không ngờ có thể bị ung thư da vì rượu ngâm rễ cây

Không ngờ có thể bị ung thư da vì rượu ngâm rễ cây

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 01/12/2018 14:00

Việc sử dụng, bôi bừa bãi rượu ngâm rễ cây lên da mặt với công dụng làm đẹp là rất nguy hiểm, dễ dẫn đến biến chứng, tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới ung thư da.

Đánh vào tâm lý, nhu cầu thích làm đẹp của chị em, trên một số trang mạng rao bán rượu ngâm rễ cây làm đẹp, trắng da, chữa nám, trị mụn... Tuy nhiên, sau khi sử dụng, nhiều người bị nổi mần da mặt, nóng bừng bừng và sưng vù lên.

Theo người bán, khi da mặt sưng tấy hãy ngưng thuốc, chờ bớt tấy đỏ mới dùng tiếp. Những người bán loại rượu ngâm rễ cây cho biết, lí do khiến da bị sưng là do nóng vội, không được tư vấn kỹ, ngày thoa nhiều hơn 4 lần hoặc không dùng rượu gạo nguyên chất, ngâm không đúng độ, liều lượng thuốc và rượu không đúng, không tuân thủ chặt chẽ quy trình sử dụng…

Sức khỏe - Không ngờ có thể bị ung thư da vì rượu ngâm rễ cây

Những chai rượu ngâm rễ cây được rao bán với công dụng làm đẹp.

Tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới ung thư da cao

Chia sẻ với Thanh niên, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho hay, thời gian gần đây, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng  gặp nhiều bệnh nhân bị bỏng, bong tróc ở da mặt, da tay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da kích ứng, sạm da... sau một thời gian thoa rượu ngâm rễ cây được quảng bá làm đẹp. Các bệnh nhân này cho biết họ thoa theo lời giới thiệu của người bán là có công dụng làm trắng da, tẩy nám (?).

“Y học cũng đã ghi nhận, một số chiết xuất của thực vật có tính năng làm sáng da. Tuy nhiên, chúng phải được bào chế theo quy trình sản xuất giống như một dược phẩm, với công thức, hàm lượng rõ ràng và người làm ra chúng phải am hiểu chuyên môn.

Còn với các loại kem không nhãn mác, kem người bán tự pha trộn, đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều, nhưng con số nạn nhân của những loại kem này vẫn không giảm. Do thành phần chính của kem tự pha trộn là chất corticoid, nên khi sử dụng lâu dài, người dùng sẽ bị teo da, rạn da, giãn mạch, nổi mụn, giảm đề kháng da nên làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi nấm, siêu vi, nguy hiểm nữa là bị tình trạng "nghiện" - nghĩa là nếu ngưng thoa nó hoặc dùng sản phẩm khác không có thành  phần giống nó, da sẽ bị đỏ sần, ngứa ngáy...

Việc sử dụng, bôi bừa bãi các sản phẩm làm đẹp, nhất là dùng cho da mặt là rất nguy hiểm, dễ dẫn đến biến chứng làm hại sắc đẹp”, bác sĩ Sương khuyến cáo.

TS. Đinh Doãn Thạch, bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2 chia sẻ với báo Gia đình & xã hội, sử dụng rượu ngâm rễ cây rất nguy hại. Bởi rượu có nồng độ cồn cao, nếu lại ngâm với các loại rễ cây không rõ nguồn gốc rồi bôi lên da sẽ gây bào mòn, làm mất độ ẩm và hư hại da.

Rượu có độ cồn mạnh còn gây kích ứng dẫn đến hiện tượng bong tróc, làm bỏng nặng cho da. Khi lớp biểu bì mất đi nghĩa là mất đi lớp bảo vệ, da trở nên yếu, nhạy cảm hơn với môi trường. Chính vì vậy, khi gặp ánh nắng mặt trời tác động càng làm cho da bị sạm, nám, thâm đen nhanh. Quá trình da lão hóa cũng nhanh hơn. Nặng hơn có thể bị viêm da, tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới ung thư da cao.

Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rượu ngâm rễ cây làm đẹp da

TS. BS Văn Thế Trung, bộ môn Da liễu, đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên là tốt, nhưng để an toàn, trước khi sử dụng, sản phẩm đó cần phải qua một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm công phu.

Nếu sản phẩm chứa nhiều thành phần có lợi cho da, cho sức khỏe thì mới đưa vào áp dụng đại trà. Khi đó, sản phẩm còn cần được bào chế một cách quy củ, chiết xuất từ những thành phần ưu việt với liều lượng thích hợp.

Việc dùng thảo dược ngâm rượu để làm đẹp hiện chưa được khoa học chứng minh. Hơn nữa, thảo dược để trong rượu với nồng độ không xác định, đựng trong những chai lọ thường không rõ nguồn gốc càng dễ gây hại cho người dùng. Mủ trong thảo dược khi pha trộn với chất cồn rất dễ gây kích ứng, không chỉ cho vùng da tiếp xúc mà còn lan đến các cơ quan khác. Da sẽ bị viêm, nổi mẩn đỏ, nổi sần và bong tróc. Khi đó, cần uống và thoa thuốc điều trị ít nhất trong hai tuần. Sau khi chữa trị, da vẫn bị sạm sau viêm và dễ bị dị ứng.

>>>Xem thêm: Bệnh ung thư NSƯT Mai Ngọc Căn mắc nguy hiểm thế nào?

Phong Linh (tổng hợp)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.