16 triệu USD được bộ GD&ĐT tiêu vào đâu khi không biên soạn SGK
Trong khoảng 77 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có hơn 16 triệu USD dự kiến để bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Tuy nhiên vào tháng 5/2019, Bộ này báo cáo không thực hiện được Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc chủ động biên soạn bộ sách giáo khoa, do không đủ ứng viên để tuyển chọn tác giả. ĐBQH đặt ra câu hỏi số tiền này bộ GD&ĐT tiêu vào đâu?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT cũng bày tỏ: “Theo tôi, nguyên tắc đầu tiên phải minh bạch. Đầu tiên, khi Quốc hội phê chuẩn cho bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, và để làm được, tất nhiên, Bộ phải có kinh phí để thuê người biên soạn, người thẩm định, in ấn, hỗ trợ mua sách, xây dựng thư viện cho vùng khó khăn... được nêu rõ trong đề án.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ lại bảo không làm, việc viết sách được đưa vào xã hội hóa, có nghĩa là số tiền trước đó thừa ra. Vì vậy, theo nguyên tắc, nếu bộ GD&ĐT sử dụng vào mục đích nào thì nên công khai minh bạch ra.
Số tiền 16 triệu USD (khoảng 370 tỷ đồng) đó, Bộ sẽ sử dụng vào việc gì? Nếu sử dụng tiền để in sách, để hỗ trợ những vùng khó khăn hết bao nhiêu, tiền năm nay mới chuẩn bị cho sách giáo khoa lớp 1 chưa sử dụng hết thì còn dành cho sách các lớp 2,3,4... tất cả cần được công khai”.
Xem thêm: 16 triệu USD không biên soạn bộ sách giáo khoa: Tiền sẽ chi vào đâu?
Xe đưa đón học sinh tiểu học ở Bình Dương bốc cháy giữa đường
Trưa ngày 4/12, cơ quan chức năng TX.Thuận An, Bình Dương đang điều tra làm rõ nguyên nhân xe chở học sinh bốc cháy giữa đường tại địa bàn phường An Phú, TX.Thuận An.
Theo đó, lúc 6h30 sáng 4/12, trên đoạn đường DT743, địa bàn phường An Phú, TX.Thuận An, Bình Dương, xảy ra vụ cháy do xe ô tô biển kiểm soát 61H-2335, chở 10 học sinh đến trường tiểu học An Phú, phường An Phú thì bất ngờ bốc cháy, khói mù mịt. Tài xế mở cửa, các em học sinh bỏ chạy tán loạn.
Xem thêm: Bình Dương: Xe chở học sinh tiểu học bất ngờ bốc cháy giữa đường
Người dân bắt được rùa "khủng" ở Tiền Giang, quyết không bán cho người trả giá cao
Ngày 4/12, ông Trần Văn Lượm, 58 tuổi, ngụ đường Lê Thị Hồng Gấm, phường 4, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, người bắt được con rùa "khủng" gây xôn xao dư luận vừa qua cho biết, ông vẫn đang tiếp tục từ chối lời đề nghị được mua lại con rùa của nhiều người hiếu kỳ.
Ông cho biết, từ ngày vô tình bắt được con rùa lạ, có nhiều người đến xem rùa và ngỏ ý muốn mua lại.
Tuy nhiên, ông đã từ chối vì chưa tìm được người mua thích hợp. Ông Lượm cho biết, con rùa này là rùa tự nhiên và có tuổi đời khá cao. Bởi, để đạt được kích thước, trọng lượng khoảng 8kg như thế, con rùa phải rất lâu năm.
Ông Lượm khẳng định, ông đã sống nửa đời người, đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy và bắt được con rùa có trọng lượng "khủng" và có màu sắc đẹp đến vậy. Cho là phải có duyên lành mới có thể phát hiện, bắt được rùa, ông quyết không bán cho những người muốn mua con vật này về làm thịt. Ông chỉ bán cho người có tâm mua để nuôi hoặc phóng sinh.
Xem thêm: Cụ ông bắt được rùa "khủng", nhiều họa tiết lạ ở Tiền Giang quyết không bán cho người trả giá cao
Bão Kammuri liên tục đổi hướng, di chuyển chậm trên Biển Đông
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1h ngày 4/12, vị trí tâm bão Kammuri cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 1h ngày 5/12, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 430km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây sau đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Trong 72 đến 84 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chủ yếu hướng Nam và suy yếu thành một vùng áp thấp sau đó tan dần.
Xem thêm: Bão Kammuri liên tục đổi hướng, di chuyển chậm trên Biển Đông
Bá Di