Nữ hành khách chửi bới, dọa đánh nhân viên Vietnam Airlines
Vào 13h35 phút ngày 11/8, nữ hành khách Lê Thị H. (SN 1983, trú tại quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đi cùng với 2 hành khách đến làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP.HCM - Hà Nội.
Tại đây, bà Lê Thị H. đã gửi 4 kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước nhưng yêu cầu nhân viên làm thủ tục gửi thêm 1 vali. Khi không được đồng ý, bà H. tỏ thái độ bức xúc, lớn tiếng, có lời lẽ thô bạo với nhân viên hàng không, không hợp tác giải quyết vụ việc.
Sau đó, bà H. đồng ý xách tay vail và đại diện hãng giải quyết cho đi chuyến bay trên. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển lên an ninh soi chiếu, khách làm mất thẻ lên máy bay và tiếp tục đến quầy 1A lớn tiếng thóa mạ nhân viên hàng không. Trước tính chất vụ việc phức tạp, hãng hàng không Vietnam Airlines đã quyết định hủy chuyến với bà Lê Thị H. để đảm bảo an ninh, an toàn.
Xem thêm: Nữ hành khách chửi bới, dọa đánh nhân viên Vietnam Airlines vì bị từ chối hành lý quá cân
Cà Mau ra công văn hỏa tốc sau khi Tô Công Lý bị bắt
Ngày 22/8, UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản “hỏa tốc” chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các bãi rác tạm.
Nội dung văn bản “hỏa tốc” của UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt vẫn tiếp tục gia tăng; công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ của các huyện gặp nhiều khó khăn, bị động.
Văn bản chỉ đạo trên của UBND tỉnh Cà Mau được cho là rất cần thiết. Bởi trước đó, Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau từng tạm ngưng hoạt động để duy tu sửa chữa, khiến việc thu gom, xử lý rác thải tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện chôn lấp rác sinh hoạt tại chỗ đến thời điểm hiện tại (khối lượng chôn lấp, biện pháp kỹ thuật chôn lấp, quỹ đất đầu tư xây dựng các hố chôn lấp, tình hình giải ngân nguồn vốn,…); đề xuất phương án cụ thể để chủ động trong công tác xử lý rác thải trong thời gian tới.
Xem thêm: "Thiếu gia" Tô Công Lý bị bắt, Cà Mau ra công văn hỏa tốc xử lý bãi rác tạm
Tài xế xe ôm, shipper Hà Nội phải đeo biển hiệu
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô 2 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo văn bản của Sở, các tài xế phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với mỗi loại dịch vụ, vận chuyển hàng hóa hoặc vận chuyển hành khách.
Những tài xế đủ điều kiện hành nghề phải có giấy phép lái xe phù hợp với các loại xe được phép điều khiển do Sở GTVT có thẩm quyền cấp (đối với người điều khiển xe môtô 2 bánh), đăng ký với UBND phường-xã, thị trấn để được cấp biển hiệu hoạt động (thẻ hoạt động vận chuyển).
Xem thêm: Hành nghề tài xế xe ôm và shipper phải xin phép, có biển hiệu riêng?
Trách nhiệm quản lý của bộ GD&ĐT trong vụ Đại học Đông Đô đào tạo “chui”
Cơ quan An ninh điều tra bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một số lãnh đạo, cán bộ trường đại học Đông Đô về tội “Giả mạo trong công tác”.
Sự việc đang được dư luận hết sức quan tâm, bởi hệ quả của nó là nhiều người dù không đi học nhưng vẫn được lấy bằng nhằm “hợp thức hóa” hồ sơ cá nhân, cạnh tranh cơ hội thăng tiến của những người học thật, thi thật…
Dư luận đặt câu hỏi, khi chưa được bộ GD&ĐT cho phép nhưng trường đại học Đông Đô vẫn ngang nhiên tuyển sinh rầm rộ, đào tạo, cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh trong khoảng thời gian dài như thế thì trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ GD&ĐT ở đâu?
Xem thêm: Đại học Đông Đô đào tạo “chui” văn bằng 2: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý của bộ GD&ĐT
Bá Di (Tổng hợp)